Bảo hiểm khoản vay – Có bắt buộc mua khi vay tín chấp hay không?

Hiện nay, đối với một số khoản vay tín chấp doanh nghiệp, khách hàng sẽ được tư vấn về sản phẩm bảo hiểm tín dụng, hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay.

Đây là một hình thức giúp doanh nghiệp trả nợ ngân hàng trong trường hợp không còn khả năng thanh toán. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng và tổ chức cho vay, mà còn giúp khách hàng vay vốn tránh được những tổn thất tài chính khi không may xảy ra rủi ro.

Tuy nhiên, một số ngân hàng và tổ chức tín dụng không tư vấn cụ thể khiến khách hàng nghi rằng đây là một chi phí bắt buộc, đồng thời có cái nhìn không thiện cảm về nó.

Vậy, bảo hiểm khoản vay là gì, có bắt buộc hay không và có lợi ích như thế nào?

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm tín dụng hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Đối với hình thức vay tín chấp (không có tài sản thế chấp) mang tính chất rủi ro cao, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó là lý do tại sao bảo hiểm khoản vay ra đời.

2. Vai trò của bảo hiểm khoản vay

2.2.1. Đối với khách hàng

Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được sau khi vay tín chấp, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng, giúp giảm gánh nặng tài chính cho khách hàng. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng để các ngân hàng và tổ chức tín dụng dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng hơn.

Bảo hiểm tín dụng (bảo hiểm khoản vay) mang lại lợi ích cho khách hàng.

2.2.2. Đối với ngân hàng

Trong trường hợp khách hàng không tham gia bảo hiểm tín dụng mà gặp phải các rủi ro không mong muốn dẫn đến mất khả năng trả nợ, thì lúc này ngân hàng sẽ phải tốn không ít thời gian cùng một khoản chi phí để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan trong quá trình thu hồi nợ. Nhưng nếu khách hàng có tham gia bảo hiểm tín dụng thì đối với khoản nợ còn lại sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Vì lẽ đó mà bảo hiểm tín dụng có vai trò như một công cụ hổ trợ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

2.2.3. Đối với công ty bảo hiểm

Nguyên tắc hoạt động của các công ty bảo hiểm là thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và đòi hỏi họ phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra thời điểm xảy ra rủi ro và thời điểm thu phí bảo hiểm luôn có một khoảng cách.

Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quỹ dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Như vậy sản phẩm bảo hiểm tín dụng có vai trò giúp các công ty bảo hiểm thêm được các nguồn thu, thông qua đó bù đắp được các chi phí, hình thành được nguồn quỹ phục vụ cho hoạt động đầu tư, cũng như góp phần tăng thêm lợi nhuận và khả năng tài chính.

3. Các mức phí bảo hiểm khoản vay trên thị trường?

Mức phí thường dao động từ 5-6% tổng số tiền ghi trên hợp đồng vay vốn giữa người đi vay và ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng sẽ trích trực tiếp 5-6% số tiền khách hàng vay vốn để đóng bảo hiểm. Hoặc người vay vẫn nhận đủ số tiền số tiền đăng ký vay nhưng số tiền thực vay sẽ bao gồm cả phí bảo hiểm.

Ví dụ:

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp không yêu cầu bảo hiểm tín dụng số tiền 100 triệu tại ngân hàng thương mại, số tiền nhận được sẽ là 100 triệu theo hợp đồng vay vốn.

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp kèm bảo hiểm, ngân hàng sẽ dùng 5 triệu từ khoản vay này để đóng bảo hiểm. Còn nhà đầu tư sẽ được giải ngân 95 triệu. Hoặc người vay vẫn nhận đủ 100 triệu nhưng số tiền vay được ghi trên hợp đồng tín dụng là 105 triệu đồng.

4. Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?

Theo quy định tại “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” (ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước), vay tín chấp không nhất thiết phải mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc mua bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và cả ngân hàng, tổ chức cho vay, giúp khoản vay được phê duyệt nhanh và dễ dàng hơn. Vì vậy, khách hàng nên xem xét và cân nhắc về việc mua bảo hiểm khoản vay.

Hiện nay, khi vay vốn, một số ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người vay và ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Trên thực tế, bảo hiểm tín dụng không mang tính bắt buộc. Việc có mua bảo hiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và người cho vay trên nguyên tắc tự nguyện.

Hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, phạm vi bảo hiểm, trường hợp đền bù tổn thất toàn bộ hay bộ phận,…

5. Một số lưu ý khi mua bảo hiểm khoản vay

Mặc bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích cho các bên, nhưng khách hàng cũng phải tìm hiểu kĩ để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nội dung cần quan tâm bao gồm:

– Đặc điểm, nội dung của sản phẩm bảo hiểm khoản vay

– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

– Điều kiện tham gia bảo hiểm

– Phí và phương pháp tính phí, cách thức đóng phí

– Các điều khoản loại trừ

6. Gợi ý một số sản phẩm bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, các công ty bảo hiểm đã liên kết với ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp đa dạng sản phẩm bảo hiểm khoản vay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Mỗi sản phẩm có ưu điểm và đặc điểm nổi trội riêng. Cùng MicroFund tham khảo một số sản phẩm nổi bật từ các công ty bảo hiểm uy tín.

Trên đây là toàn bộ khái niệm, nội dung liên quan đến bảo hiểm tín dụng (hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay).

Mọi thắc mắc về vay vốn tín chấp cho doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ MicroFund tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Những lưu ý khi vay tín chấp doanh nghiệp tại MicroFund

1. MicroFund là Ngân hàng, Công ty tài chính hay Tổ chức gì?

Được thành lập năm 2018 và hoạt động theo giấy chứng nhận số 0315411892, MicroFund là một nền tảng kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có nhu cầu vay vốn với các Ngân hàng và tổ chức uy tín. Chúng tôi sử dụng các mô hình dữ liệu và xếp hạng tín dụng hiện đại để nhanh chóng tìm ra các doanh nghiệp tốt, giúp họ tiếp cận các nguồn vốn tín chấp một cách bình đẳng như các doanh nghiệp lớn.

MicroFund không phải Ngân hàng hay Công ty tài chính. Toàn bộ hồ sơ pháp lý về tài khoản và khoản vay đều thông qua Ngân hàng đối tác tại Việt Nam. Đây là mô hình phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore.

2. Tại sao MicroFund có thể kết nối vay tín chấp đến hàng tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp khó vay được Ngân hàng?

Hiện tại, MicroFund đã kí kết hợp đồng với các đối tác cho vay tín chấp doanh nghiệp nước ngoài. Đây là các tổ chức tài chính công nghệ (Fintech) của Singapore, hoạt động theo đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật về cho vay.

Tại các nước Đông Nam Á, các đối tác này đã phục vụ hàng triệu doanh nghiệp, cho vay tín chấp hơn 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ VNĐ.

Ngoài các đối tác trên, Micro Fund còn hợp tác với 2 Ngân hàng Việt Nam, 1 Ngân hàng nước ngoài và 3 Fintech trong nước, đảm bảo mọi quy trình minh bạch và tuân thủ pháp luật, nhằm phục vụ tối đa các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường tín dụng an toàn và bền vững.

3. Công ty Micro Fund có trụ sở ở đâu? Khách hàng có thể gặp mặt trực tiếp không?

Trụ sở của Micro Fund tại tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Chúng tôi hoạt động theo mô hình 100% online để đảm bảo tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng. Trụ sở công ty hiện tại có bộ phận Hành chính, kế toán làm việc.

Đội ngũ bán hàng hiện đang ngồi tại các văn phòng chia sẻ (co-working space) để đảm bảo hỗ trợ gần nơi ở của các bộ nhân viên.

Doanh nghiệp có thể hẹn gặp đội ngũ tư vấn tại trụ sở và chúng tôi sẽ sắp xếp nhân sự hỗ trợ doanh nghiệp.

4. Quy trình xét duyệt hồ sơ như thế nào?

Chúng tôi phục vụ với quy trình 4 bước:

(1) Micro Fund sẽ thu thập hồ sơ online, đánh giá tổng quan và tư vấn khách hàng sản phẩm cho vay phù hợp.

(2) Kết nối khách hàng với bộ phận thẩm định

(3) Nếu hồ sơ được phê duyệt đồng ý online, chuyển qua bước 4. Trong trường hợp cần thiết, bộ phận Thẩm định sẽ thăm địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp.

(4) Doanh nghiệp ký hợp đồng vay và giải ngân qua Ngân hàng đối tác (được chỉ định) để đảm bảo giao dịch đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hồ sơ không được phê duyệt, hoặc hạn mức phê duyệt chưa đáp ứng đủ nhu cầu, MicroFund tiếp tục tìm nguồn mới để hỗ trợ Doanh nghiệp.

5. Hồ sơ cần những gì?

Hồ sơ tương đối giống bộ hồ sơ nộp Ngân hàng, gồm:

  • Pháp lý: đăng kí kinh doanh, CMND/ Hộ khẩu người đại diện, Điều lệ.
  • Báo cáo tài chính thuế 2021, bộ tờ khai VAT 2022, Chi tiết khoản phải thu, phải trả hiện tại; Báo cáo nhanh 2022 (nếu có).
  • Sao kê tài khoản Ngân hàng 2022 (file excel hoặc bản scan rõ ràng);
  • Hợp đồng, Hóa đơn: 3 bộ gần nhất của các Đối tác chính.
  • Hồ sơ nơi cư trú: Hợp đồng thuê mặt bằng, hoặc Hóa đơn điện/ nước/ viễn thông tháng gần nhất.

6. Thẩm định hồ sơ trong bao lâu?

Thời gian có kết quả khoảng 2 tuần, tùy thuộc vào thời điểm hồ sơ ít hay nhiều, hoặc tốc độ phối hợp trao đổi thông tin giữa Doanh nghiệp và bộ phận thẩm định.

Để đảm bảo nhân sự phục vụ doanh nghiệp nhanh chóng, Doanh nghiệp cần tranh thủ bổ sung hồ sơ đầy đủ theo như sự hỗ trợ của nhân viên tư vấn.

7. Nộp hồ sơ online có đảm bảo an toàn không?

Website của MicroFund được thiết lập giao thức bảo mật https với Chứng chỉ số SSL/TLS do Cloudflare cấp. Doanh nghiệp cần truy cập vào đúng địa chỉ website https://www.microfund.vn/

MicroFund cũng có thể nhận hồ sơ qua email: [email protected] hoặc các địa chỉ có tên miền @microfund.vn thuộc quản lý của các nhân viên tư vấn được trao quyền.

8. Doanh nghiệp đã vay thế chấp rồi, thì có được vay nữa không?

MicroFund hỗ trợ doanh nghiệp vay tín chấp, nên không lệ thuộc vào các khoản vay thế chấp hay tín chấp hiện tại của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể được cấp thêm một khoản vay tín chấp nữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Tuy nhiên, các khoản vay Ngân hàng của Doanh nghiệp phải không phát sinh quá hạn. Trường hợp Doanh nghiệp từng nợ quá hạn Ngân hàng, thì thông tin sẽ lưu lại trong 3 năm trên Ngân hàng Nhà nước, nên việc nộp hồ sơ sẽ mất công bị từ chối.

9. Những ngành nghề nào hạn chế cho vay?

Hiện tại hạn chế các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19: dịch vụ hàng không, du lịch, khách sạn lưu trú, nhà hàng và các Doanh nghiệp xuất khẩu đi các thị trường đang đóng cửa.

Ngoài ra, chúng tôi cũng hạn chế các Doanh nghiệp bị phụ thuộc vào 1-2 nguồn đầu ra (chiếm trên 50% doanh thu cả năm).

10. Lãi suất và Phí?

Lãi suất và phí (từ Ngân hàng hoặc Tổ chức khác) dao động từ 1.6-2.2%/ tháng tùy thuộc hồ sơ cụ thể, và sẽ được báo rõ ràng trước khi ký kết hợp đồng.

Lãi suất phổ biến tính theo dư nợ thực tế, tức là nếu doanh nghiệp trả gốc định kỳ, thì lãi tính theo dư nợ giảm dần. Hình thức trả nợ gốc lãi tuỳ thuộc vào từng sản phẩm vay và dòng tiền của chính doanh nghiệp.

11. MicroFund có làm dịch vụ đáo hạn khoản vay Ngân hàng không?

Hiện chúng tôi không làm dịch vụ đáo hạn khoản vay, không cho vay nóng.

Các nguồn vốn hiện tại chỉ hướng tới mục đích sản xuất kinh doanh chính của Doanh nghiệp. Ngoài ra, ưu tiên việc giúp SMEs tăng trưởng doanh thu, thanh toán các chi phí lưu động đột xuất.

12. MicroFund có thu các khoản phí nào khác không?

Chúng tôi chỉ thu 02 loại phí sau đây:

  • Phí sắp xếp hồ sơ và tư vấn: 1 triệu đồng, thu khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ của MicroFund. Khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ tất cả các sản phẩm phù hợp để gia tăng khả năng vay được tiền;
  • Phí thu xếp vốn thành công (khách hàng chắc chắn nhận được tiền vay): MicroFund thu 2-3% giá trị khoản vay hoặc hạn mức phê duyệt (thu 1 lần). Số tiền này có thể được MicroFund thu tạm ứng 50% – 100% để đảm bảo khách hàng thực hiện giải ngân. Trong trường hợp MicroFund tiếp tục thu xếp thành công cho doanh nghiệp tăng số tiền vay tín chấp, phí thu xếp vốn sẽ chỉ tính đối với phần tăng thêm.

13. Chính sách chống hối lộ và ngăn ngừa rủi ro vận hành (do con người gây ra):

Khách hàng vui lòng cam kết không đưa bất kỳ khoản tiền hay quà nào khác cho bất cứ nhân sự nào của MicroFund hay của Ngân hàng, Tổ chức cho vay (gọi là Đối tác cho vay), cho dù được cá nhân đó yêu cầu hay gợi ý.

MicroFund luôn duy trì việc tư vấn và thông báo thông tin cho khách hàng minh bạch, trong đó gồm ít nhất 1 Nhân viên tư vấn và 1 Cán bộ quản lý của MicroFund.

Để đảm bảo sự minh bạch cao nhất và tránh rủi ro lừa đảo, rủi ro vận hành, toàn bộ các khoản phí thu từ khách hàng cần được giao dịch qua tài khoản của Công ty CP Micro Fund (Tài khoản số: 060187979539 tại Sacombank – CN Thủ Đức) và chúng tôi sẽ xuất Hóa đơn VAT cho chi phí này.

Các thông tin cần xác minh tính trung thực hoặc góp ý về thái độ phục vụ, Quý Doanh nghiệp vui lòng thông báo về địa chỉ email duy nhất: [email protected], hoặc Mr. Nguyễn Thành Vũ – ĐT: 0988084920.

Chúng tôi áp dụng nghiêm ngặt chính sách chống hối lộ để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp SMEs.

Quản trị công nợ và quản lý rủi ro tín dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid 19

nợ thương mại và quản trị công nợ

Tín dụng thương mại, mua hàng trả chậm, nợ gối đầu hay bán hàng công nợ có thể hiểu theo cách tương tự như nhau. Trong đó Doanh nghiệp để gia tăng doanh thu hay mở rộng thị trường sẽ tiến hành bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu tiền sau. Hình thức này đòi hỏi năng lực đánh giá người mua và quản trị công nợ.

Bài viết được lấy nguồn từ báo cáo khảo sát của Atradius vào Q2.2022 với 200 Doanh nghiệp Việt Nam, quy mô từ Siêu nhỏ đến Lớn với 5 nhóm ngành: Nông thực phẩm, Hoá chất, Hàng tiêu dùng lâu bền, Thép/Kim loại và Dệt may.

quan-tri-cong-no-va-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hau-covid-19

Doanh số bán hàng trả chậm đang tăng trong bối cảnh lo ngại về khả năng thanh toán và thời gian thu hồi tiền hàng.

Giao dịch bán hàng trả chậm với khách hàng B2B đang có xu hướng tăng tại thị trường Việt Nam, với trọng tâm hàng đầu là khuyến khích các khách hàng trung thành và đáng tin cậy hiện có thực hiện giao dịch mua hàng lặp lại.

Hơn nữa, một yếu tố quan trọng liên quan đến vấn đề này là số lượng các công ty được khảo sát có các điều khoản thanh toán tự do hơn đã tăng lên so với trước đây.

Tuy nhiên, gần 50% tổng giá trị doanh số từ việc bán hàng trả chậm B2B vẫn chưa được thanh toán vào ngày đáo hạn, gây ra nguy cơ siết chặt thanh khoản đối với các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn quan tâm đến mức độ các khoản nợ bị xoá vì không có khả năng thu hồi.

Một phần nguyên nhân là do điều khoản thanh toán kéo dài hơn. Gần một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng đang xấu hơn.

Điều này cho thấy cần phải tăng cường quy trình quản lý tín dụng của doanh nghiệp, với các biện pháp khác nhau như: tránh tập trung rủi ro tín dụng và kiểm tra chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng của khách hàng.

Một số doanh nghiệp yêu cầu thanh toán tiền mặt khi giao hàng, trong khi những doanh nghiệp khác giảm giá để giải quyết hóa đơn nhanh hơn.

Triển vọng tốt, nhưng cần tập trung vào chiến lược quản trị tín dụng

Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang có triển vọng tích cực, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch và lo ngại về việc chuỗi cung ứng đang bị đe dọa gián đoạn bởi nền kinh tế toàn cầu

Hầu hết mọi người đều kỳ vọng rằng phương thức thanh toán B2B sẽ được cải thiện trong những tháng tới, trong khi nhiều công ty cũng dự kiến gia tăng bán hàng trả chậm.Đây được xem là dấu hiệu tốt về niềm tin kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Sự cần thiết của một chiến lược quản trị tín dụng mạnh mẽ là nội dung quan trọng

Một số công ty ưu tiên tự quản lý nội bộ ngay cả khi các nguồn lực của họ có nguy cơ quá tải, nhưng ngày càng nhiều công ty cho biết họ đang lựa chọn bảo hiểm tín dụng để bảo vệ năng lực kinh doanh.

Chiến lược này được ghi nhận có nhiều lợi ích, nhằm mục đích bảo vệ doanh nghiệp trước các khoản nợ xấu và nợ khó đòi của khách hàng, bao gồm khả năng tiếp cận thông tin rủi ro chuyên sâu và thông tin thường xuyên về thị trường, đồng thời giúp cải thiện thời gian thu tiềnvà giải phóng vốn lưu động.

Bán hàng trả chậm và các điều khoản thanh toán

47% doanh nghiệp được hỏi cho biết các điều khoản thanh toán được xem xét phù hợp với nguồn hiện hữu và chi phí vốn cần thiết để vận hành doanh nghiệp trong khi chờ khách hàng thanh toán.

Giao dịch bán hàng trả chậm với khách hàng đang gia tăng, tập trung vào lòng trung thành của khách hàng

Các giao dịch bán hàng trả chậm chiếm trung bình 58% trong tổng giá trị giao dịch trong những tháng qua, cho thấy hoạt động thương mại này đóng một vai trò quan trọng tại thị trường Việt Nam.

Gần bảy trong mười công ty, phần lớn từ ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lâu bền, cho biết họ chấp nhận bán hàng trả chậm thường xuyên hơn so với trước đây. Khi các yêu cầu bán hàng trả chậm bị từ chối, điều này chủ yếu là do chi phí phải thu và chi phí quản lý không hợp lý.

Giao dịch mua lại với những khách hàng đáng tin cậy là lý do chính để 35% công ty bán hàng trả chậm, và là yếu tố chi phối trong ngành Nông sản thực phẩm nội địa đang cực kỳ cạnh tranh.

Một yếu tố khác thúc đẩy giao dịch trả chậm là vì nó trở thành một nguồn vốn ngắn hạn cho những khách hàng bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời, và được sử dụng để thay thế hoặc bổ sung cho các khoản vay ngân hàng.

Ngành thép của Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, cho biết đây là lý do họ thường thực hiện giao dịch trả chậm với khách hàng.

quan-tri-cong-no-va-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hau-covid-19
Chú thích ảnh: Tổng quan về các kết quả khảo sát trong ngành Thép/ Kim loại. Nguồn: Atradius.

Doanh số bán hàng trả chậm được thúc đẩy nhờ thời gian thanh toán lâu hơn, và các công ty tìm kiếm công cụ bảo hiểm

Cho dù lý do nào ảnh hưởng đến quyết định bán hàng trả chậm cho khách hàng B2B, thì phần lớn các doanh nghiệp (66%) cho biết họ sẽ cung cấp cho khách hàng các điều khoản thanh toán tự do hơn. Điều này đặc biệt đúng với các công ty ngành hóa chất, họ thường xuyên làm như vậy khi nhận thấy một triển vọng kinh doanh tốt có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng.

Các công ty còn lại cho biết họ không thay đổi các điều khoản thanh toán thông thường hoặc cần phải rút ngắn đáng kể thời hạn thanh toán do chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm.

Mặc dù kết quả khảo sát cũng cho thấy các phương pháp tiếp cận khác, nhưng thực tiễn các công ty địa phương ở Việt Nam có xu hướng thúc đẩy việc thanh toán hóa đơn nhanh chóng, trong vòng trung bình 30 ngày kể từ khi lập hóa đơn.

Đa số các công ty Việt Nam (60%) cho biết thời gian công nợ trong các điều khoản thanh toán chủ yếu phản ánh thông lệ nội bộ của họ. Điều này thường đúng với các doanh nghiệp nông sản thực phẩm địa phương, tập trung vào việc nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng.

quan-tri-cong-no-va-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hau-covid-19

47% doanh nghiệp cho biết các điều khoản thanh toán thường phù hợp với khả năng và chi phí vốn cần thiết để vận hành doanh nghiệp trong thời gian thanh khoản của công ty bị ràng buộc bởi doanh số bán hàng trả chậm.

Ngành dệt may đã báo cáo điều này một cách đặc biệt và có thể giải thích tại sao các công ty trong ngành coi giá trị của khoản bảo hiểm tín dụng như một công cụ tài chính.

Khách hàng mất khả năng thanh toán (vỡ nợ)

Công nợ chưa được thanh toán và các khoản xóa nợ làm giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi sự gián đoạn do đại dịch và môi trường kinh tế toàn cầu bất ổn, cũng như tác động của việc khách hàng không trả được nợ.

48% tổng giá trị doanh số bán hàng B2B của các doanh nghiệp Việt Nam bằng phương thức bán hàng trả chậm vẫn chưa được thanh toán tại ngày đáo hạn.

Một số lượng đáng kể các công ty được hỏi cho biết họ cần các biện pháp để tránh bị mất thanh khoản như: sử dụng nguồn tài chính bên ngoài, thấu chi ngân hàng hoặc trì hoãn thanh toán cho các nhà cung cấp của chính họ. Tuy nhiên, chiếm dụng vốn lại tác động theo chuỗi cung ứng, nên ngay cả những khách hàng có lịch sử thanh toán uy tín cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Do vậy, cần phải có cái nhìn sâu sắc hơn về sức khỏe của khách hàng và nhìn xa hơn trong chuỗi cung ứng.

Một mối quan tâm khác đối với các công ty ở Việt Nam là không thể thu hồi được các khoản nợ xấu, một rủi ro cố hữu trong bán hàng công nợ.

Khảo sát cho thấy việc xóa nợ lên tới 6% tổng số hóa đơn B2B và con số này đạt mức 9% trong ngành thép/kim loại, phản ánh bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đầy thách thức hiện nay.

Điều này có thể giải thích cho việc các doanh nghiệp cho rằng họ đang cố gắng cải thiện tình hình bằng cách tăng cường hiệu quả thu hồi công nợ và giảm thiểu chi phí thu hồi nợ.

Khách hàng không có khả năng thanh toán (vỡ nợ) chủ yếu do các vấn đề thanh khoản và các rắc rối quản trị.

70% công ty tin rằng vấn đề thanh khoản là lý do chính khiến khách hàng B2B không trả được nợ.

Điều này đặc biệt được báo cáo trong các ngành dệt/may mặc và hàng tiêu dùng, có thể là do họ hướng mạnh vào xuất khẩu trong khi vị thế tài chính của các khách hàng nước ngoài bị suy yếu vì kinh tế toàn cầu khó khăn. Điều này có thể giải thích tại sao gần một nửa số doanh nghiệp Việt Nam cho biết họ cần tăng cường hơn nữa quy trình quản trị công nợ.

Các biện pháp được đề cập là giám sát chất lượng tín dụng của khách hàng và dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn để theo dõi các hóa đơn chưa thanh toán.

Tuy nhiên, sự yếu kém về tài chính của khách hàng không phải là lý do duy nhất dẫn đến mất khả năng thanh toán. 52% công ty cho biết nguyên nhân là do sự kém hiệu quả về mặt quản lý trong quy trình thanh toán của khách hàng, đặc biệt trong ngành nông sản thực phẩm.

Một phần tư số doanh nghiệp cho biết các vụ mất khả năng thanh toán là do tranh chấp với khách hàng, đối với ngành thép/kim loại. Một số còn cố ý chậm thanh toán vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu diễn ratrong ngành dệt may và hóa chất.

Tác động của việc khách hàng không trả được nợ

Do tác động đáng kể của việc khách hàng không trả được nợ, các doanh nghiệp cho biết họ đã nâng cao nhận thức về việc bảo vệ trước những tổn thất không mong muốn. Điều này là để tránh gây nguy hiểm cho tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng và coi việc này là bước quan trọng. Mục đích là tránh bán hàng trả chậm cho các khách hàng kém chất lượng, đồng thời theo dõi chất lượng tín dụng của khách hàng để dự đoán các dấu hiệu cảnh báo về khả năng vỡ nợ.

Ưu tiên tối đa là tránh tập trung rủi ro tín dụng và kiểm soát tín dụng.

Các chiến lược khác để tăng cường quản lý tín dụng

61% các công ty, đặc biệt trong ngành thép/kim loại, cho biết họ tránh tập trung rủi ro tín dụng vào một khách hàng duy nhất hoặc trên các nhóm khách hàng có cùng đặc điểm.

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết họ đã yêu cầu thanh toán tiền mặt khi giao hàng, trong khi những công ty khác tạm ngừng giao hàng cho đến khi được thanh toán hóa đơn, điều này được báo cáo đặc biệt trong ngành Dệt may.

Cần tiếp cận linh hoạt để giảm Thời gian thu hồi công nợ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

47% số công ty cho biết tình trạng thanh khoản của họ suy yếu trong những tháng qua là do Thời gian thu hồi công nợ – là khoảng thời gian từ khi lập hoá đơn đến khi được khách hàng thanh toán ngày càng dài ra.

Hầu hết các doanh nghiệp nói rằng Số ngày thu tiền ngày càng xấu đi chủ yếu xuất phát từ chính sách bán hàng trả chậm với khách hàng B2B và chỉ giãn nợ nhưng thiếu đi phương pháp tránh vỡ nợ. Hiệu quả thu hồi công nợ kéo dài là nguyên nhân chính khiến Thời gian thu tiền xấu đi và suy giảm dòng tiền, đặc biệt trong ngành thép/kim loại.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện một loạt các hành động để giảm thời gian thu tiền và do đó giúp cải thiện dòng tiền. Biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất là đàm phán các điều khoản thời hạn thanh toán ngắn hơn.

Bên cạnh đó, một số đưa ra mức chiết khấu để khách hàng thanh toán hóa đơn nhanh hơn – một kỹ thuật được nhiều công ty xuất khẩu trên thế giới sử dụng thành công và rất hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng trong thị trường cạnh tranh.

Quản lý các khách hàng mất khả năng thanh toán

Các doanh nghiệp đang chủ động với chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

51% công ty cho biết họ tự thực hiện quản lý rủi ro khách hàng trong những tháng gần đây, trong khi 42% thuê công ty bảo hiểm tín dụng bên ngoài hoặc mua các giải pháp tài trợ thương mại.

Việc duy trì tự quản lý rủi ro tín dụng khách hàng được đặc biệt lưu ý trong lĩnh vực Dệt /May mặc, thường liên quan đến việc trích lập dự phòng để trang trải các khoản lỗ có thể xảy ra. Sự nguy hiểm của chiến lược này là nó làm căng thẳng các nguồn lực và ngăn cản công ty sử dụng những khoản tiền đó để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Việc thuê các công ty bảo hiểm tín dụng để quản lý rủi ro tín dụng được các công ty Việt Nam đánh giá là có những lợi ích đáng kể, bao gồm khả năng tiếp cận thông tin chuyên sâu về rủi ro của khách hàng tiềm năng và các dịch vụ như thông tin thị trường thông thường và thu hồi nợ.

Bảo hiểm tín dụng cũng giúp cải thiện Thời gian thu tiền và giải phóng vốn lưu động, được các công ty sản xuất đồ tiêu dùng đặc biệt chú ý.

Một số doanh nghiệp lựa chọn thư tín dụng thường được sử dụng trong kinh doanh hàng hóa, trong khi những doanh nghiệp khác thường sử dụng hình thức chứng khoán hoá khoản phải thu hoặc hình thức bao thanh toán.

Triển vọng kinh doanh (B2B) tại Việt Nam

Niềm tin kinh doanh cao, giao dịch mua bán trả chậm B2B có triển vọng tích cực

Kinh tế Việt Nam có sự phát triển tự tin mạnh mẽ trong những tháng tới.Một phát hiện tích cực trong cuộc khảo sát là tất cả các công ty được thăm dò ý kiến đều mong đợi hoạt động thanh toán của khách hàng B2B sẽ được cải thiện trong tương lai.

Một chỉ số rõ ràng khác về niềm tin kinh doanh được thể hiện qua số lượng đáng kể các công ty dự đoán sẽ mở rộng mạnh mẽ giao dịch bán hàng trả chậm với khách hàng B2B. Điều này là do họ coi lòng trung thành của khách hàng và các giao dịch mua hàng lại từ các khách hàng B2B hiện hữu là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh doanh.

quan-tri-cong-no-va-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hau-covid-19
Chú thích ảnh: 5 thách thức doanh nghiệp Việt Nam cần đối mặt năm 2022. Nguồn: Atradius.

Lo ngại về việc Thời gian thu tiền bán hàng ngày càng xấu đi và đối mặt với nhu cầu tăng thêm khi nền kinh tế phục hồi.

Bất chấp dự kiến cải thiện ​​trong thực tiễn thanh toán B2B trong nước, đại đa số các công ty được thăm dò ý kiến ​​(71%) bày tỏ lo ngại về sự suy giảm Số ngày thu tiền của họ do tác động qua lại giữa chính sách tín dụng tự do hơn và hiệu quả thu hồi nợ thương mại thấp hơn – đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã có bảo hiểm tín dụng cho chúng tôi biết họ sẽ tiếp tục sử dụng bảo hiểm. Điều này đặc biệt rõ ràng trong ngành hàng tiêu dùng, trong khi nhiều công ty thép / kim loại cho biết họ cũng sẽ xem xét bảo hiểm tín dụng trong những tháng tới.

Sắp tới, 34% công ty Việt Nam được hỏi cho biết mối quan tâm chính của họ là bắt kịp với nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng do sự phục hồi của nền kinh tế trong nước, đặc biệt trong ngành dệt may. Ngược lại, đối phó với những tác động liên tục của đại dịch là một mối lo lớn trong ngành công nghiệp đồ tiêu dùng.

30% số doanh nghiệp khác, chủ yếu trong ngành nông sản thực phẩm, bày tỏ lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu tiềm năng đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ. Trong khi đó một phần tư số công ty trên tất cả các ngành được thăm dò lo lắng về sự gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Nguồn: Báo cáo của Atradius. Đọc tài liệu gốc tại đây.

Dịch bởi: Microfund.

4 bí quyết giúp doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp thành công và kinh doanh bền vững

Để khởi nghiệp thành công, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Một số mẹo nhỏ dưới đây chắc chắn sẽ là điều cần thiết, tiếp thêm năng lượng cho mỗi doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu. 

1. Tìm hiểu về nhu cầu khách hàng

Tìm hiểu kĩ về thị trường và phân tích nhu cầu khách hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp siêu nhỏ khởi nghiệp thuận lợi.

Hãy bắt đầu tìm hiểu về thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra một sản phẩm kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần phải nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt, giúp doanh nghiệp của bạn có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng hay và độc đáo là chưa đủ, bạn cần phải lắng nghe phản hồi từ khách hàng. Một thời gian thử nghiệm sản phẩm mới là điều cần thiết để hoàn thành trải nghiệm người dùng. 

2. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường

Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý.

Sản phẩm là yếu tố kinh doanh chủ chốt của mỗi doanh nghiệp. Hãy xây dựng một quy trình phát triển sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, triển khai sản xuất, giám sát để mang đến thị trường một sản phẩm chất lượng, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sản phẩm càng được cải tiến gần với nhu cầu của khách hàng chính là một trong những điểm quan trọng để bạn có thể chiếm được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Đặc biệt cần lưu ý cho các doanh nghiệp nhỏ giai đoạn khởi nghiệp.

3. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng chính sách nhân sự phù hợp

Nguồn nhân lực và chính sách nhân sự phù hợp là điều kiện cần thiết để phát triển doanh nghiệp.

Một đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, tận tâm với công việc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công ngay từ những bước đi đầu tiên. Để thu hút nhân tài về làm việc, trước tiên, bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công việc khởi nghiệp đó và lan tỏa đam mê ra mọi người xung quanh. Doanh nghiệp phải chứng tỏ dự án đang thực hiện hội đủ tất cả yếu tố để thành công trong tương lai. Khi có những thay đổi về sản phẩm hoặc yếu tố khác, chủ doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để thuyết phục mọi người tiếp tục đồng hành với mình.

Ngoài ra, những yếu tố lương, thưởng cũng là động lực giúp họ quyết định đồng hành cùng với bạn lâu dài trong tương lai. 

4. Chuẩn bị nguồn vốn và có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý

Chuẩn bị nguồn vốn và xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền và ổn định kinh doanh.

Nguồn vốn cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp của bạn, nhất là với những doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong thời gian đầu mới thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ thường bứt phá với các ý tưởng và tầm nhìn vượt trội. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường không đột phá vì thiếu vốn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay. Nguyên nhân có thể đến từ việc quản lý không hiệu quả dẫn đến việc không tận dụng hết được nguồn vốn vay. Trong bối cảnh đó, không ít doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng nợ chồng chất hoặc phá sản.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có cách giải quyết của nó. Hiện nay với sự hỗ trợ của MICRO FUND, doanh nghiệp nhỏ có thể vay vốn dễ dàng với các hồ sơ, thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng. MICRO FUND cung cấp cho phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ nhiều sản phẩm/ dịch vụ bổ trợ để giúp doanh nghiệp nhỏ hoạt động bền vững hơn. 

Tìm hiểu thêm về MICRO FUND và sản phẩm/ dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ tại đây.

Fintech và hoạt động tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại châu Á

Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong nền kinh tế

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế châu Á. Với số lượng chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp, SMEs đóng góp 50% – 70% việc làm và chiếm 30% – 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia1. Đồng thời, trong khi châu Á hiện nay đóng góp khoảng một phần ba của thương mại toàn cầu, chỉ sau châu Âu, thì SMEs đóng góp tới hơn 40% kim ngạch xuất khẩu tại các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ (WTO, 2016).

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Thực trạng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại châu Á?

Mặc dù có tầm quan trọng đối với nền kinh tế châu Á nhưng SMEs thường gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn lực tài chính. Một nghiên cứu chung của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, SMEs ở châu Á đi sau SMEs toàn cầu trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, đặc biệt là về tín dụng (OECD và ADB, 2014).

Họ chỉ có khả năng nhận được hạn mức tín dụng gần bằng một nửa so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu nên phải dựa vào thu nhập giữ lại hơn là nguồn tài trợ bên ngoài để đầu tư.

Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại châu Á khó tiếp cận nguồn vốn?

Theo kết quả khảo sát của ADB,  SMEs châu Á báo cáo nguồn vốn hạn chế là một lý do phổ biến kìm hãm các giao dịch thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với 60% SMEs nói rằng, họ không tiến hành giao dịch vì thiếu nguồn lực tài chính.

Một lý do khiến các SMEs gặp khó khăn khi vay vốn có thể là do các yêu cầu khắt khe hơn từ các ngân hàng. Các ngân hàng ở châu Á thường yêu cầu SMEs cung cấp tài sản thế chấp cho các khoản vay và nếu được vay họ chỉ nhận được khoản vay với tỷ lệ khoảng hơn 50% tổng giá trị tài sản thế chấp.

Ngược lại, ở châu Âu, các khoản cho vay đối với SMEs chủ yếu dưới hình thức hạn mức tín dụng và thường không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia ở châu Âu đều có các tổ chức bảo lãnh, là các tổ chức phi lợi nhuận cho phép các doanh nghiệp nhỏ cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay của họ.

Các ngân hàng Châu Á cũng có thể ít sẵn sàng cho vay đối với SMEs vì cho rằng rủi ro và chi phí giao dịch cao hơn. Các nhà hoạch định chính sách từ lâu đã nhận ra nghịch lý về khả năng tiếp cận tài chính hạn chế do không có đủ dữ liệu về SMEs trong thời đại mà các dữ liệu đã trở nên nhiều hơn đáng kể và cũng đã lưu ý ngành công nghệ cần tham gia điều hòa nghịch lý này.

Vai trò của Fintech – Công ty Tài chính Công nghệ trong tài trợ vốn cho SMEs tại châu Á

Trong bối cảnh SMEs đang phải vật lộn để có được các nguồn tài chính thông thường, những Fintech mới nổi ở châu Á đã thay đổi các mô hình truyền thống để giảm bớt khó khăn cho SMEs tiếp cận được các nguồn vốn.

Trong những năm gần đây, các công ty Fintech và các công ty công nghệ lớn ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp vốn cho SMEs.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF), khối lượng tài chính thay thế (tín dụng Fintech) đã tăng 26% trong năm 2017, từ 287 tỷ USD năm 2016 lên 373 tỷ USD năm 2017.

Nếu tính thêm tín dụng của các công ty công nghệ lớn thì tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn và tổng tín dụng Fintech đạt mức 543 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2017. Phần lớn khối lượng này (492 tỷ USD) là ở Trung Quốc và một số nước khác ở châu Á.

Mặc dù vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, tín dụng Fintech đang trở thành nguồn tài chính phù hợp về mặt kinh tế cho SMEs ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.

Tại Trung Quốc, WDZJ.com ước tính rằng, tín dụng Fintech chiếm 13% khoản cho vay mới đối với khu vực tư nhân trong 5 tháng đầu năm 2018.

Tại Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, tín dụng Fintech lần lượt ở mức 652 triệu USD, 220 triệu USD và 190 triệu USD, phần lớn trong số đó là dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Tính đến tháng 7/2018, các nền tảng tín dụng Fintech đang trở nên phù hợp về mặt kinh tế ở Indonesia, với tổng các khoản vay 9,21 nghìn tỷ Rupiah (650 triệu USD) đã được giải ngân cho 1,43 triệu khách hàng.

Các công ty công nghệ lớn như Grab và Go-Jek cũng có hoạt động cho vay rộng rãi ở Indonesia và các quốc gia khác ở Đông Nam Á, bao gồm cả cho vay người mua xe hơi. Gần đây, các công ty này đã bắt đầu cung cấp tín dụng tiêu dùng để mua hàng tại các cửa hàng.

Trong những năm gần đây, các công ty Fintech và công ty công nghệ lớn ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp với cho SMEs.

Các công ty Fintech và công ty công nghệ lớn có một số lợi thế cụ thể so với các hoạt động tài chính hiện thời, bao gồm quyền truy cập vào các nguồn dữ liệu và mạng. Trong một số trường hợp, điều này có thể cho phép họ thích ứng với những thách thức và nhu cầu riêng của SMEs.

So với các ngân hàng, các công ty Fintech và công ty công nghệ lớn có khả năng sử dụng các nguồn dữ liệu và công nghệ thay thế tốt hơn để bổ sung thông tin tín dụng truyền thống. Điều này đã giúp SMEs trước đây gặp bất lợi do lịch sử tín dụng hạn chế và có khả năng giải quyết một vấn đề quan trọng ở nhiều quốc gia châu Á là thiếu sự bao phủ toàn diện của các văn phòng tổ chức tín dụng.

Phương pháp chấm điểm tín dụng của các công ty công nghệ lớn có thể mang lại lợi thế hơn so với các ngân hàng hiện thời, nơi thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn thông tin truyền thống như báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tài sản thế chấp và đánh giá của nhân viên tín dụng để chấp thuận hoặc từ chối một khách hàng vay tiềm năng. Việc sử dụng máy học có thể hỗ trợ việc đánh giá rủi ro tín dụng trực tiếp và nhanh chóng.

Đặc biệt, nó có thể cải thiện việc bảo lãnh phát hành, thu hút thông tin từ các mối quan hệ giữa khách hàng và trong một số trường hợp, ngăn chặn sự thiên vị của con người vào việc ra quyết định. Các nguồn dữ liệu lớn hơn có thể mở ra khả năng các công ty công nghệ lớn cho vay những khách hàng chưa từng tham gia thị trường tín dụng ngân hàng chính thức trước đó. Các mô hình đánh giá tín dụng được sử dụng bởi các công ty Fintech và các công ty cho vay công nghệ lớn ở khu vực châu Á có thể hỗ trợ SMEs tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng. 

Ví dụ, Hau và cộng sự (2018) đưa ra bằng chứng cho thấy, tín dụng của công ty Fintech ở Trung Quốc tạo điều kiện bổ sung nguồn cung và cho phép các doanh nghiệp có điểm tín dụng thấp hơn vẫn có thể tiếp cận tín dụng.
Tín dụng của công ty Fintech cũng có thể phục vụ các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, chẳng hạn như các doanh nghiệp mới thành lập chỉ có tài sản chủ yếu là trí tuệ vô hình.

Tín dụng Fintech vừa có thể tăng cường tài chính toàn diện, vừa có thể tiếp cận những khách hàng đi vay dưới mức chuẩn – những khách hàng có thể có mức độ tín nhiệm thấp hơn.  

Hỗ trợ vốn theo hình thức Tài trợ thương mại


Một lĩnh vực khác mà công nghệ có thể đóng một vai trò đáng chú ý trong việc chuyển đổi phương thức kinh doanh là tài trợ thương mại.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Á trong thương mại thế giới nhấn mạnh nhu cầu mở rộng khả năng tiếp cận tài chính của SMEs. Bất chấp sự tham gia hiện tại của SMEs vào thương mại ở châu Á, sự hiện diện của SMEs bị hạn chế bởi khả năng tiếp cận tài chính.

Trong lĩnh vực tài trợ thương mại, công nghệ thúc đẩy thay đổi mô hình kinh doanh có thể giúp mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính với sự nâng cao tiềm năng của SMEs châu Á thông qua hiện đại hóa các quy trình kém hiệu quả và giảm vai trò của các trung gian tốn kém.

Tương tự như vậy, các đổi mới công nghệ có khả năng biến đổi hình thức tài trợ hóa đơn bằng cách tận dụng quá trình số hóa thương mại để làm cho các khoản phải thu được định giá và giao dịch dễ dàng hơn.
Tính chất phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy tờ của các giao dịch tài trợ thương mại đã khiến công nghệ sổ cái phân tán (DLT) trở thành một lựa chọn hấp dẫn ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. DLT có thể giúp số hóa và tự động hóa chuỗi cung ứng thương mại và thực hiện kiểm tra nhanh hơn, hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. DLT cũng có thể cải thiện các quy trình thông qua các hợp đồng thông minh, hoạt động giống như các hợp đồng truyền thống, nhưng có thể được thực thi tự động mà không cần người trung gian hoặc quy trình dựa trên giấy tờ. Sử dụng DLT để tạo hồ sơ kỹ thuật số duy nhất để thông quan về nguyên tắc có thể giúp giảm phí và giảm các rào cản đối với thương mại.  
Trong khi các bằng chứng sẵn có cho thấy, những đổi mới trong lĩnh vực công nghệ tài chính ở châu Á đã thay đổi các mô hình tài trợ truyền thống, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, giúp thu hẹp khoảng cách và bổ sung nguồn tài trợ mới cho SMEs thì vẫn tồn tại một số câu hỏi đặt ra đối với vấn đề này. 

  • Thứ nhất, những đổi mới này có thể mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với mô hình các ngân hàng cũng đổi mới và sử dụng các thông tin mềm đó hay không? Liệu những đổi mới đó có thể được duy trì trong toàn bộ chu kỳ kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp hay không? Đặc biệt là có nhiều mô hình đánh giá tín dụng mới dựa trên chuỗi thời gian tương đối ngắn, chưa được thử nghiệm qua thời kỳ kinh tế suy thoái. 
  • Thứ hai, việc sử dụng DLT trong các lĩnh vực như tài trợ thương mại và thư bảo lãnh tuy có khả năng giảm đáng kể thời gian xử lý và chi phí chung so với các quy trình thông thường, nhưng vẫn còn có một số lo ngại những lợi thế đó vẫn chưa được kiểm tra nhiều trong thực tế. 
  • Thứ ba, vẫn còn tồn tại một số thách thức liên quan đến pháp lý và quy định cụ thể. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng Trung ương và Chính phủ ở một số quốc gia châu Á đang can thiệp tích cực hơn, thường là với khu vực tư nhân, để thúc đẩy các công nghệ mới nhằm tăng cơ hội tài trợ cho SMEs. Những hành động này bao gồm cả việc xem xét các lợi ích tư nhân và công cộng và các quyền liên quan đến tiếp cận thông tin.

Tài liệu tham khảo:

1 Theo Diễn đàn tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa, SMEs chiếm 98% số doanh nghiệp và sử dụng 50% lực lượng lao động ở châu Á và Thái Bình Dương (Ata, 2014). ADB ước tính, SMEs chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp châu Á và cung cấp 2/3 việc làm cho khu vực tư nhân (ADBI, 2019). Đáng chú ý, định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau giữa các quốc gia. Hầu hết xác định chúng dựa trên các ngưỡng về việc làm, vốn và doanh thu.

2 Tín dụng Fintech đề cập đến tín dụng thông qua các nền tảng trực tuyến (phi ngân hàng), bao gồm tất cả các hoạt động tín dụng được tạo điều kiện bởi các nền tảng trực tuyến mà không được vận hành bởi các ngân hàng thương mại (CGFS và FSB, 2017; Claessens và cộng sự, 2018). Tùy thuộc vào nền kinh tế, những nền tảng này có thể được gọi là người cho vay ngang hàng (P2P), người huy động vốn cộng đồng dựa trên khoản vay hoặc người cho vay trên thị trường.

3 Một tập hợp tín dụng Fintech đang phát triển nhanh chóng, thường không được thu thập trong các nguồn dữ liệu tiêu chuẩn, là tín dụng công nghệ lớn, tức là tín dụng được cung cấp bởi các công ty công nghệ lớn có hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ kỹ thuật số chứ không phải dịch vụ tài chính (Frost và cộng sự, 2019).

4 Như đã đề cập trước đây, dữ liệu về tín dụng công nghệ lớn rất khan hiếm và không được đưa vào dữ liệu từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF). Do đó, khối lượng đã được ước tính dựa trên dữ liệu có sẵn công khai. Dữ liệu tổng hợp về lợi nhuận và lỗ ròng thường không được công bố rộng rãi. Vi dữ liệu về tổn thất có sẵn cho chính các công ty công nghệ lớn và có thể được sử dụng để phân tích thực nghiệm (Frost và cộng sự, 2019).5 Tương tự, đối với cho vay tiêu dùng, Tang (2019) chỉ ra rằng, tín dụng Fintech bổ sung tín dụng ngân hàng đối với các khoản vay quy mô nhỏ ở Hoa Kỳ. Jagtiani và Lemieux (2018) phát hiện Lending Club đã thâm nhập vào các lĩnh vực mà các ngân hàng truyền thống chưa phục vụ. De Roure, Pelizzon và Tasca (2016) chỉ ra rằng, tín dụng Fintech phục vụ một phần của thị trường tín dụng tiêu dùng bị các ngân hàng ở Đức bỏ qua.

Dương Quốc Anh 
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Nguồn: https://tapchinganhang.gov.vn/fintech-va-hoat-dong-tai-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-tai-chau-a.htm

Cho vay ngang hàng – xu hướng và thực trạng

P2P Lending

Trong những năm gần đây, hình thức cho vay ngang hàng (P2P) trên nền tảng Internet không ngừng phát triển, như một giải pháp thay thế hình thức cho vay ngân hàng. Với đối tượng là các nhà đầu tư sẵn sàng cho vay với những người tìm kiếm khoản vay, loại bỏ nhu cầu trung gian từ phía ngân hàng, hoàn toàn phù hợp với nền tảng cho vay P2P trên thị trường trực tuyến. Trong đó người vay có thể là một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tương tự người cho vay có thể là một cá nhân hoặc tập thể.

Peer-to-Peer Lending là gì?

Peer-to-Peer lending (P2P) còn được gọi là cho vay ngang hàng, là mô hình cho vay được thực hiện trên nền tảng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp người vay và người cho vay với nhau không thông qua trung gian. Qua đó, các công ty sẽ cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến nhằm hỗ trợ người vay kết nối trực tiếp với người cho vay. Toàn bộ hoạt động cho vay, trả nợ giữa hai bên sẽ được nên tảng trực tuyến lưu trữ và ghi nhận bằng các bảng điện tử, số hóa.

Đặc điểm P2P Lending

Tối đa hóa mức lợi nhuận so với hình thức cho vay truyền thống của các tổ chức tín dụng.

Công ty P2P lending đóng vai trò trung gian kết nối mọi người.

Nhà đầu tư có thể theo dõi nguồn lợi nhuận của mình từ phía khách hàng vay dễ dàng, mọi quy trình đều tuân thủ đúng pháp luật.

Hoạt động trên nên tảng trực tuyến, tiện lợi và các giao dịch vay tiền thao tác nhanh chóng.

Toàn bộ quy trình đều thực hiện theo quy định pháp lý.

Nâng cao khối lượng khách hàng tiềm năng trên nền tảng P2P lending.

Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận vốn vay dễ dàng. Phát triển đa dạng với nhiều loại hình cho vay, đặc biệt là hình thức vay tín chấp, quản lý, đánh giá thông tin và xếp hạng tín nhiệm người đi vay dưa vào các hệ thống được tính hợp trong phần mềm chuyên dụng.

Một hệ thống Đánh giá tín nhiệm tham khảohttps://www.microfund.vn/temporary

Toàn bộ dữ liệu cung cấp từ phía khách hàng sẽ được lưu trữ trên hệ thống, tiện lợi và chi phí thấp.

Lợi ích của hoạt động P2P Lending

Mô hình P2P Lending đang phát triển với quy mô lớn trên nhiều quốc gia, nhờ vào lợi ích mà mô hình mang lại cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp vay vốn.

  • Nhà đầu tư: Có nhiều cơ hội đa dạng hóa và quản lý rủi ro tốt hơn với nhiều hình thức hoạt động với mức thời hạn đa dạng.
  • Doanh nghiệp vay vốn: Doanh nghiệp vay vốn sẽ được giảm chi phí lãi suất, vì các dịch vụ được cung cấp đều hoạt động trên nền tảng Fintech, giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lưới phân phối và hoạt động so với các kênh truyền thống.

Rủi ro của hình thức cho vay P2P

Tuy đã phát triển nhiều năm trên thị trường tín dụng, nhưng hình thức cho vay ngang hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro:

  • Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Vì không được bảo hiểm an toàn như các kênh ngân hàng, nên các khoản cho vay của nhà đầu tư có thể bị mất hoặc trả chậm khi khách hàng vay rơi vào tình trạng không thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính vay nợ.
  • Các rủi ro trong quá trình thanh khoản: Cả hai bên đơn vị đều không thể dừng hợp động khi chưa đến kỳ hạn thanh toán.
  • Các rủi ro trong hệ thống: P2P hoạt động trên nền tảng trực tuyến, rủi ro về các trường hợp lỗi hệ thống luôn tồn tại. Vì vậy, rủi ro về dữ liệu chứng thực hoạt động vay rất cao, dẫn đến khả năng mất hoàn toàn vốn vay.

Lựa chọn giữa cho vay ngang hàng và cho vay truyền thống?

Đánh giá sự khác nhau lớn nhất giữa mô hình P2P lending và mô hình cho vay truyền thống là mức chi phí. Ngoài ra, khả năng hoạt động nhanh chóng và sự thuận tiện là yếu tố hàng đầu giúp P2P lending đứng vững trên thị trường tài chính thế giới chỉ sau hơn 10 năm chính thức ra mắt.

P2P LendingCho vay truyền thống
– Trang thiết bị, nguồn nhân lực.
– Số lượng nhân viên ít.
– Hoạt động thông qua Website, chỉ cần hội sở chính và công ty đại diện.
– Trang thiết bị, nguồn nhân lực.
– Số lượng nhân viên lớn.
– Các chi nhánh ngân hàng được phân bố khắp cả nước.
Bảng: So sánh chi phí đầu tư giữa mô hình P2P Lending và mô hình cho vay truyền thống

Bên cạnh đó, P2P lending nổi trội hơn mô hình cho vay truyền thống về chất lượng với 3 tiêu chí:

  • Lãi suất: Áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại, lược bỏ các khâu trung gian, mô hình P2P lending đem đến tỷ lệ sinh lời cao (14-20%/năm). Lãi suất của mô hình P2P lending được đánh giá rất hập dẫn và đa dạng so với việc lãi suất gửi tiết kiệm truyền thống của ngân hàng (3-7%/ năm). Nhà đầu tư có thể tăng khả năng sinh lời từ lãi suất kép. Ngoài ra mô hình P2P lending còn có nhiều tính năng giúp nhà đầu tư liên tục tái đầu tư nguồn vốn của mình (như tính năng “Đầu tư thông minh” của CTCP Lendbiz)
  • Nền tảng công nghệ: Nền tảng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mô hình P2P lending, giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch dễ dàng, tính bảo mật cao. Nền tảng công nghệ mang lại sự đa dụng trong mô hình, giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lộ trình đầu tư của mình.
  • Khả năng thẩm định và quản trị rủi ro: Các công ty áp dụng mô hình P2P lending kết nối vốn cho doanh nghiệp sẽ có nghiệp vụ thẩm định và các tiêu chí đánh giá rõ ràng. Trong hoạt động cho vay luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, các đối tượng vay vốn sau khi qua thẩm định của doanh nghiệp cho vay vẫn có thể gặp xảy ra những tình trạng bất ngờ trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính nợ vay của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp P2P lending cần xây dựng một hệ thống chính sách thu hồi và xử lý rủi ro để đảm bảo tối đa lợi ích của nhà đầu tư.

Xu hướng hình thức P2P Lending toàn cầu

Trước đây các hình thức cho vay truyền thống (cung cấp các khoản vay đầy đủ) của các ngân hàng chỉ nhắm đến đối tượng cho vay là những doanh nghiệp lớn, do vậy họ luôn gặp khó khăn trong việc cho vay với nhóm đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhưng sự phát triển của hình thức cho vay P2P chính là cơ hội đối với việc cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Với hệ thống cho vay truyền thống, các ngân hàng luôn hạn chế cho vay với nhóm đối tượng SMEs vì rủi ro cao về xác suất vỡ nợ, nguồn dữ liệu đầu vào của các công ty nhỏ kém chất lượng, quy mô hoạt động nhỏ, dẫn đến khả năng sinh lời từ việc cho vay không cao, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để có thể nhận được nguồn hỗ trợ vốn.

Theo thống kê các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 55% GDP trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và chiếm 60% việc làm trên toàn thế giới (Edinburgh Group), vì vậy cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của SMEs sẽ ảnh hưởng rất nhiều về lợi ích của nền kinh tế. Bên cạnh đó việc cạnh tranh từ nền tảng P2P cũng có thể thức đẩy các ngân hàng chiếm lại thị phần bằng cách mở rộng thêm các khoản vay cho SMEs cũng như việc cải thiện dịch vụ của họ.

Nền tảng cho vay P2P đã giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các quy trình tự động nhằm giảm chi phí và dữ liệu được sử dụng trong các mô hình rủi ro tín dụng là dữ liệu phi truyền thống. Cho vay P2P và các hình thức tài trợ Fintech khác đã phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, và mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới hoàn toàn khác nhau.

Vì đang ở giai đoạn phát triển nên khối lượng tín dụng Fintech trên thế giới còn thấp như ở Châu Á và Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) là 1,1 tỷ USD và ở khu vực đồng euro (Eurozone) là dưới 1 tỷ USD (BIS 2017).(1)*

Thực trạng hình thức P2P Lending tại Việt Nam

Với sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), Việt Nam đã phát triển mô hình P2P lending với hơn 40 công ty đang hoạt động (Tima Lender, Lendbiz, Eloan, VnVon, Fiin,…). Trong số hơn 40 doanh nghiệp P2P lending đang hoạt động trên thị trường, có những doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả với phân khúc nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.(2)*

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hoạt động này vẫn chưa được có những quy định điều chỉnh riêng biệt của pháp luật dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, tại thị trường Việt Nam thời gian qua cho thấy, đang tồn tại nhiều hạn chế liên quan đến hoạt động P2P lending không đúng với ý nghĩa của nó như: các quảng cáo không minh bạch mức lợi nhuận, thông tin về rủi ro khi tham gia chưa được chính xác, mức lãi suất cao hơn so với quy định chung,…

Vì vậy, mô hình hoạt động P2P lending tại thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần được hoàn thiện hơn về mọi mặt, bên cạnh đó hoạt động này sẽ tạo nên một vị thế mới trong tương lai cho thị trường Việt Nam.

Kết luận

Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của thời đại, ta có thể thấy trên mọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của công nghệ. Thị trường tài chính không ngừng phát triển theo xu hướng của thời đại, mô hình P2P lending là minh chứng cho sự phát triển của thị trường.

So với mô hình cho vay truyền thống thì P2P lending đã tạo cho bản thân một vị trí hoàn toàn mới, nâng cao lợi ích từ hoạt động cho vay. Và sự góp mặt của P2P Lending trong thị trường tài chính càng trở nên phổ biến trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng.

Ngọc Thạch ([email protected])

Trích dẫn

(1): Naok Nemoto, David J.Storey & Bihong Huang, 2019. OPTIMAL REGULATION OF P2P LENDING FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES, 1-3.https://www.adb.org/sites/default/files/publication/478611/adbi-wp912.pdf

(2): Thực trạng thị trường Việt Nam với sự góp mặt của các công ty P2P Lending có nguồn gốc từ Trung Quốc https://cafef.vn/cong-ty-trung-quoc-dang-hot-vang-thi-truong-p2p-lending-viet-nam-2019091010210964.chn

Digital Challenger Bank – mô hình thành công và triển vọng tại Việt Nam

Báo cáo mới đây của Boston Consulting Group (BCG) cho thấy bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á – Thái Bình Dương và chỉ ra các yếu tố khiến Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là “miền đất hứa” cho các ngân hàng số muốn tăng trưởng cao. Còn tại thị trường Việt Nam thì sao?

Digital Challenger Bank là gì?

 
Digital Challenger Banks, tạm dịch là “Ngân hàng số – Kẻ thách thức” đây là sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng và các sáng kiến kỹ thuật số đã làm xuất hiện thêm nhiều định chế tài chính mới với tên gọi ngân hàng nhưng điều kiện thành lập, nội dung hoạt động không giống với các ngân hàng truyền thống.

Mô hình chung của các ngân hàng này là không thành lập các chi nhánh mà hoạt động dựa trên thiết bị di động; tập trung vào trải nghiệm của khách hàng; cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, tức thì, đơn giản, dễ sử dụng; đặc biệt là ứng dụng sự phát triển của công nghệ, hạ tầng đám mây, API, phân tích nâng cao và quy trình kiểm chứng dữ liệu.

Ngân hàng thách thức kỹ thuật số không bao gồm các ngân hàng truyền thống và hoạt động ngân hàng số của các ngân hàng truyền thống.

Nhóm các ngân hàng thách thức số là nhóm đã được cấp phép cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng ở các quốc gia phát triển, hoạt động dưới hình thức: doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech và tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với các tập đoàn lớn.

Ngân hàng thách thức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thông qua điện thoại thông minh, ví dụ như: Revolut (Anh), WeBank (Trung Quốc), Tonik (Phillipines)…

Còn Digital Banking là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì bạn có thể làm ở các chi nhánh ngân hàng bình thường, giờ đây đã được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất.

Mô hình ngân hàng thách thức kỹ thuật số – cơ hội phát triển tại Đông Nam Á

Trong một báo cáo mới, BCG đã nghiên cứu bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á Thái Bình Dương và chia sẻ lý do vì sao Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là hai “chiến trường” tiếp theo cho các ngân hàng mong muốn tìm kiếm tốc độ tăng trưởng cao

Tính đến năm 2021, đã có đến 249 ngân hàng số đang hoạt động nhưng chỉ có 13 ngân hàng đạt đến điểm hoà vốn và 10 trong số này nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tiêu biểu là Trung Quốc.

Hệ sinh thái của 10 ngân hàng mô hình mới có lãi tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Trong số 50 ngân hàng số theo mô hình bán lẻ thách thức (challenger bank) đang hoạt động tại châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 10 trong số này có lãi. Điều đó cho thấy chỉ 5% ngân hàng số trên thế giới có lợi nhuận, phần lớn đến từ châu Á.

Ngân hàng số nào thành công nhất ở Châu Á Thái Bình Dương

Nhóm 10 ngân hàng này gồm có:

  • 4 đại diện từ Trung Quốc: WeBank, MYbank, Aibank và XW Bank;
  • 4 đại diện từ Nhật Bản: Rakuten Bank, Sony Bank, Jibun Bank và PayPay Bank;
  • 1 đại diện Ấn Độ: Paytm;
  • 1 đại diện Hàn Quốc: KakaoBank.

WeBank và Ai Bank là những ngân hàng số có lượng người dùng cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến năm 2020, tổng số người dùng của hai ngân hàng này là 2,2 tỷ người. Tổng cộng, nhóm ngân hàng kỹ thuật số có lợi nhuận của Trung Quốc cung cấp dịch vụ cho khoảng 3 tỷ người dùng.

Tại Nhật Bản, Rakuten Bank là ngân hàng số lớn nhất với 100 triệu người dùng ở thời điểm năm 2020.

50 ngân hàng theo mô hình bán lẻ mới trên kênh số tại Châu Á- TBD
(Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

BCG cho biết hiện chưa có ngân hàng số nào có thị phần trên 2% về quy mô huy động hoặc dư nợ của nhóm khách hàng mục tiêu, dù đó là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

WeBank Ngân hàng số hàng đầu thế giới nhờ vào Fintech

WeBank là một ngân hàng kỹ thuật số hoạt động trên hình thức ‘Open Banking” đây là hoạt động các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp quyền cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính – bên thứ ba quyền truy cập các dữ liệu vào ngân hàng tiêu dùng, giao dịch và dữ liệu tài chính khác để phát triển các ứng dụng và dịch vụ tài chính phù hợp với khách hàng của họ.

WeBank đã duy trì sự tập trung rõ ràng vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Sản phẩm cho vay đầu tiên của WeBank có tên Weilidai – khoản vay tiêu dùng không có bảo đảm được cung cấp qua ví của WeChat và QQ đã trở thành một trong những hình thức tài trợ dễ tiếp cận nhất cho thị trường đại chúng của Trung Quốc.

Hệ sinh thái Tencent của Wechat (Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Khách hàng vay vốn là SME của WeBank là tất cả các công ty tư nhân quy mô nhỏ, với trung bình 10 nhân viên. Đối với 66% phần trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, đây là lần đầu tiên họ nhận được khoản vay từ một tổ chức tài chính, với quy mô khoản vay trung bình lên tới 30.000USD.

Thành công đến từ Fintech của Webank

Sự thành công của Webank phải kể đến việc WeBank áp dụng các khả năng của fintech trong các lĩnh vực ABCD (AI, Blockchain, Cloud Computing và Big Data) làm trọng tâm chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và ứng dụng liên quan của họ trong lĩnh vực tài chính.

Họ cung cấp cho đối tác các cách tiếp cận hiệu quả và chi phí thấp hơn để giải quyết các vấn đề về fintech trong doanh nghiệp, cụ thể:

  • Về mặt AI: 98% tổng số câu hỏi của khách hàng trong nước được xử lý bởi chatbot của WeBank; hơn nữa, giải pháp nhận dạng khuôn mặt eKYC của WeBank đã đáp ứng hơn 640 triệu yêu cầu xác minh danh tính. Bên cạnh đó, Webank còn  xây dựng một loạt các ứng dụng AI tiên tiến để mở rộng quy mô tài chính và hệ sinh thái tài chính dựa trên công nghệ. Một trong số đó là Federated AI Technology Enabler (FATE), nền tảng học tập liên hiệp cấp công nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được mở bởi WeBank. FATE giúp các doanh nghiệp và tổ chức xây dựng các mô hình AI hiệu quả và hợp tác, bằng cách sử dụng dữ liệu phù hợp với bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, bảo mật dữ liệu, bảo mật dữ liệu và các quy định của chính phủ. Cho đến nay, nó đã được áp dụng trong tín dụng, bảo hiểm, giám sát và bán lẻ.
  • Đối với Blockchain: WeBank đã khởi xướng Hiệp hội Blockchain tài chính số 1 (FISCO) của Trung Quốc và sử dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực tài chính, chuỗi cung ứng, pháp lý, dịch vụ công cộng,…. WeBank cũng là ngân hàng đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ các hệ thống ngân hàng cốt lõi của mình trên đám mây riêng. Họ đã xây dựng một hệ thống ngân hàng lõi phân tán được thiết kế nội bộ 100% với các tài sản trí tuệ tự sở hữu, có khả năng xử lý các giao dịch tần suất cao, khối lượng lớn. Nền tảng dữ liệu lớn của WeBank chứa hơn 15 petabyte dữ liệu, với hơn 300.000 công việc hàng loạt được xử lý hàng ngày.
  • Về điện toán đám mây: WeBank đã áp dụng và phát minh lại nhiều công nghệ dựa trên đám mây bao gồm Fintech Sandbox và WeCube. WeBank FinTech Sandbox là một phòng thí nghiệm đổi mới ảo được thiết kế cho các nhà phát triển cá nhân, cũng như công nghệ và các đối tác kinh doanh. Nó cung cấp một nền tảng thử nghiệm để xây dựng, trình diễn, chia sẻ, tăng cường và thử nghiệm các công nghệ tài chính tiên tiến, triển khai tham chiếu cũng như các ứng dụng và giải pháp kinh doanh khác.
  • Trong lĩnh vực dữ liệu lớn: WeBank trích dẫn bản chất của các công nghệ dữ liệu cấp tài chính và WeDataSphere được thiết kế. Nó là một nền tảng với tính toán cấp độ tài chính, lưu trữ và trao đổi dữ liệu và khả năng học máy được phát triển dựa trên các thành phần nguồn mở khác nhau như Hadoop, spark, HBase, KubeFlow và FFDL. Những cải tiến to lớn và những nỗ lực củng cố đã được WeBank đưa ra trên các thành phần nguồn mở để giải quyết các vấn đề ứng dụng tài chính liên quan đến bảo mật, hiệu suất, tính sẵn sàng cao và truy xuất nguồn gốc.

Việt Nam thị trường đầy tiềm năng trong phát triển ngân hàng số

Tại Việt Nam, báo cáo của BCG có thống kê doanh thu của ngành ngân hàng có thể đạt 27 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13% kể từ năm 2019, là khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Việt Nam hiện có hơn 97,4 triệu dân, cơ cấu dân số ngày càng trẻ nên tỷ lệ tiếp cận với công nghệ và Internet rất cao, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhanh.

Những ngân hàng chuyển đổi số tại Việt Nam (Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Dưới tác động của COVID-19, dịch vụ giao hàng tận nhà có cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng dịch vụ này. Hơn 80% đã sử dụng dịch vụ giao tận nhà lần đầu tiên vì COVID-19. Nhiều thói quen mới đã được hình thành sau đại dịch, trong đó nổi bật là mua sắm trực tuyến và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt cho thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam người dùng đón nhận các dịch vụ ngân hàng số ngày càng tích cực hơn.

Ngọc Phương ([email protected])

Trích nguồn:

WeBank Co Ltd

Emerging Challengers and Incumbent Operators Battle for Asia Pacific’s Digital Banking Opportunity: https://www.bcg.com/emerging-challengers-and-incumbent-operators-battle-for-asia-pacifics-digital-banking-opportunity

Bí mật của may mắn mà Doanh nhân cần biết

Micro Fund - Bi Mat May Man

Trong cuộc sống và trong kinh doanh, chúng ta luôn mong chờ gặp nhiều may mắn. Cũng có nhiều trường hợp, may mắn đến liên tục với một vài người, nhưng lại chưa hề mỉm cười với nhiều người khác.

Tác giả cuốn sách Bí mật của may mắn, là Alex Rovira và Fernando Trias de Bes, đã chia sẻ 12 bí mật của may mắn. Những giá trị đúc kết đã giúp cho cuốn sách lọt vào Best Seller và được tái bản liên tục năm này qua năm khác.

Cuốn sách này cũng đã có nhiều ảnh hưởng trong việc xây dựng các Giá trị cốt lõi của MicroFund, và chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới tác giả,

#bimatcuamayman

Trích: Bí mật của may mắn (Alex Rovira & Fernando Trias de Bes)

10 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà lãnh đạo

Đây là những sai lầm hay mắc phải nhất của các nhà lãnh đạo và sẽ phá huỷ tất cả những thành quả mà bạn cố gắng xây dựng. Do vậy, biết được điều gì không nên làm cũng cần thiết như biết việc gì nên làm.

nhà lãnh đạo
From: Freepik

1. Không có khả năng tổ chức, sắp xếp các chi tiết

Người lãnh đạo tốt cần biết cách tổ chức, tìm hiểu và hiểu được tất cả những chi tiết dù là nhỏ nhất. Không có nhà lãnh đạo nào thật sự “quá bận rộn“ đến mức không thể làm bất cứ điều gì trong phạm vi chức trách của mình.

Nếu ai đó, cho dù là lãnh đạo hay nhân viên, nói rằng vì quá bận nên không thể thay đổi kế hoạch của mình hay chú ý đến những vấn đề cấp bách khác tức là họ thừa nhận sự hạn chế của mình.

Muốn thành công, người lãnh đạo cần biết làm chủ mọi chi tiết liên quan đến công việc của mình và nhân viên dưới quyền, và dĩ nhiên để làm được điều này anh ta cần phải biết sử dụng những người trợ lý đắc lực giúp việc cho mình hay ủy thác công việc cho những cộng sự đáng tin cậy khác.

2. Không sẵn lòng làm những việc “thấp kém“

Những người lãnh đạo giỏi thật sự luôn sẵn sàng làm những việc họ muốn người khác thực hiện khi hoàn cảnh yêu cầu họ làm vậy. ”Người vĩ đại nhất là đầy tớ của tất cả mọi người” là chân lý mà tất cả những nhà lãnh đạo có tài đều tuân thủ và tôn trọng.

Nếu bạn cho rằng Lãnh đạo chỉ làm những việc “to như bánh xe bò” và không cần đụng tới các việc nhỏ của nhân viên cấp dưới, thì bạn có thể đang phạm sai lầm.

3. Mong muốn được trả công cho những thứ họ “biết“ thay vì sử dụng nó để làm việc

Thế giới này không trả tiền cho những gì bạn nói trong khi người khác làm, ngoại trừ bạn được công nhận là một nhà tư vấn chuyên nghiệp.

Những gì người lãnh đạo biết cần truyền tải và vận dụng vào các công việc cụ thể, triển khai biến ý tưởng thành các giá trị thực tiễn.

4. Lo sợ cạnh tranh với cấp dưới

Nếu vị sếp nào lo sợ nhân viên giỏi hơn và thay thế mình thì chắc chắn điều đó trước sau gì cũng sẽ đến. Người lãnh đạo tài ba luôn sẵn lòng đào tạo, huấn luyện lớp người kế cận để có thể ủy thác và giao phó trách nhiệm công việc cụ thể.

Chỉ bằng cách đó, người lãnh đạo mới có thể “phân thân“ ở nhiều nơi và chú ý nhiều việc khác nhau cũng một lúc.

Có một sự thật luôn đúng là người lãnh đạo có khả năng khuyến khích người khác làm việc bao giờ cũng được trả công nhiều hơn so với số tiền kiếm được nếu họ tự làm việc đó.

Người lãnh đạo tài năng sẽ sử dụng kiến thức và sức hút cá nhân với những người xung quanh để nâng cao hiệu quả làm việc của người khác, khiến họ làm việc nhiều hơn và tốt hơn những điều họ có thể làm nếu không có sự trợ giúp này.

5. Thiếu trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng giúp lãnh đạo “nhìn thấy” tương lai, nắm bắt cơ hội tiềm năng cũng như ươca lượng các rủi ro tiềm tàng.

Nếu thiếu trí tưởng tượng, người lãnh đạo sẽ không thể đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra và lập kế hoạch hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện một cách hiệu quả.

6. Tính ích kỷ

Đó là mẫu người luôn giành về mình tất cả những vinh quang, phần thưởng từ công việc đã hoàn thành mà không hiểu rằng nhân viên của mình có thể cảm thấy bất công.

Người lãnh đạo thông minh sẽ không ham mê vinh quang. Người lãnh đạo cần hiểu rằng mọi người sẽ làm việc tốt hơn nữa nếu họ được khen ngợi và đánh giá cao chứ họ không chỉ đơn thuần làm việc vì tiền.

7. Không có khả năng kiềm chế

Chẳng có nhân viên nào lại tôn trọng người lãnh đạo không biết kiềm chế. Thêm nữa, sự thiếu kiềm chế dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể phá hủy khả năng lãnh đạo lâu dài của bất cứ ai.

Ngày nay, lãnh đạo phải mang nhiều yếu tố cảm xúc theo nghĩa có khả năng kiểm soát. Năng lực trí tuệ cảm xúc – EQ ngày càng được đánh giá cao, giúp lãnh đạo vượt qua được các cảm xúc nhất thời.

8. Bất trung

Lẽ ra đặc điểm này phải đứng đầu trong danh sách các sai lầm của các nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo không trung thành với niềm tin và nhiệm vụ của họ, với cấp trên hay cấp dưới, thì không thể giữ vai trò lãnh đạo lâu dài.

Người ta sẽ luôn khinh thường những người đánh mất sự tín nhiệm. Việc không trung thành với lời nói và việc làm chính là một trong những  nguyên nhân dẫn đến thất bại trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống.

9. Độc đoán

Người lãnh đạo tài ba không nên khiến cho nhân viên cấp dưới của mình sợ hãi. Những người lãnh đạo thích dùng “quyền lực“ để gây sức ép với nhân viên đã trở nên lỗi thời.

Nếu là một nhà lãnh đạo thật sự, bạn không cần phải “quảng cáo” những thế mạnh của bản thân. Hãy đạt được những điều đó bằng cách thể hiện sự hiểu biết, cảm thông, trung thực, công minh và sự hiểu biết về công việc của mình.

10. Quá coi trọng danh hiệu

Không nhất thiết phải có danh hiệu thì người lãnh đạo mới được nhân viên của mình tôn trọng. Người quá coi trọng danh hiệu thường không có gì ngoài thứ ấy.

Những cánh cửa đi đến văn phòng của các nhà lãnh đạo thực sự luôn mở rộng cho bất kì ai mong muốn bước vào mà không cần thủ tục hay lễ nghi khoa trương gì cả.

Trích: Nghĩ giàu làm giàu – Napoleon Hill

Thế nào là nhà lãnh đạo thành công

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo thành công, từ chủ doanh nghiệp nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn. Chỉ cần hội tụ đủ 11 nhân tố làm nên sự thành công ấy.

Lãnh đạo thành công
Image: Freepix

1. Lòng dũng cảm kiên định

Điều này tuỳ thuộc vào kiến thức và nghề nghiệp của mỗi người. Chẳng có nhân viên nào muốn làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà lãnh đạo thiếu can đảm và tự tin. Chẳng có người thừa lệnh thông minh nào lại chấp nhận một người sếp như vậy.

2. Tự kiểm soát

Những người không biết tự kiểm soát bản thân thì chắc chắn cũng không thể kiểm soát được người khác. Kiểm soát bản thân chính là tấm gương để nhân viên noi theo và tự cố gắng vươn lên để được như lãnh đạo của mình.

3. Công bằng

Nếu người lãnh đạo không công bằng thì sẽ không được nhân viên dưới quyền tôn trọng.

4. Có quyết định rõ ràng

Nếu lãnh đạo hay tỏ ra không cương quyết và dao động trong các quyết định, không tự tin vào bản thân mình tức là anh ta không thể lãnh đạo người khác.

5. Có kế hoạch cụ thể

Người lãnh đạo thành công nào cũng có kế hoạch làm việc cụ thể và làm việc theo kế hoạch đó. Người lãnh đạo làm việc chỉ dựa trên phỏng đoán không có kế hoạch chi tiết cụ thể và khả thi thì cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếc thuyền tròng trành không buồm, không bánh lái và cứ thế trôi theo dòng, sớm muộn gì con thuyền của bạn sẽ lao vào đá và chìm nghỉm trong dòng nước.

6. Thói quen làm việc nhiều hơn mức lương được trả

Một trong những điều khổ sai của người lãnh đạo là họ phải làm việc nhiều hơn và tốt hơn những gì họ yêu cầu cấp dưới.

7. Tính cách dễ chịu

Chẳng có ai luộm nhuộm hay vô tổ chức lại trở thành nhà lãnh đạo thành công cả. Người lãnh đạo cần phải được cấp dưới tôn trọng. Nhân viên cấp dưới chắc chắn sẽ không tôn trọng lãnh đạo của mình nếu người lãnh đạo không chú ý đến những yếu tố cần thiết tạo nên một tính cách dễ chịu.

8. Cảm thông và thấu hiểu

Nhà lãnh đạo thành công phải biết cách thông cảm với nhân viên dưới quyền. Ngoài ra anh ta phải hiểu được nhân viên và các vấn đề của họ.

9. Nắm vững các chi tiết

Một nhà lãnh đạo thành công cần kiểm soát được công việc đến từng chi tiết nhỏ.

10. Sẵn lòng chịu toàn bộ trách nhiệm

Người lãnh đạo thành công luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu người dưới quyền mắc sai lầm. Những người thích né tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác sẽ không giữ được cương vị lãnh đạo của họ lâu dài. Nếu một trong số những nhân viên của họ mắc lỗi và không làm tốt công việc của mình, người lãnh đạo cần hiểu rằng chính anh ta mới là người thất bại và có lỗi.

11. Hợp tác

Người lãnh đạo cần hiểu và áp dụng nguyên tắc cùng nỗ lực hợp tác và thuyết phục được cấp dưới cũng làm như vậy. Nhà lãnh đạo cần có sức mạnh và sức mạnh thì cần có sự hợp tác.

Trích: Nghĩ giàu làm giàu – Napoleon Hill