Category VAY TÍN CHẤP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SMEs

Cơ hội cho các ngân hàng chiếm lĩnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của SMEs tại Việt Nam sau đại dịch

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là xương sống của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, nơi các doanh nghiệp này đóng góp gần 70% GDP và 80% việc làm trong năm 2020. Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động.

Sau giai đoạn chuyển đổi số vừa qua, SME tại Việt Nam là phân khúc sôi động và sẵn sàng tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để các ngân hàng giành thêm thị phần, đặc biệt trong phân khúc SME còn bỏ ngỏ.

Thực trạng bỏ lỡ của các ngân hàng và cơ hội cạnh tranh trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME

Hiện nay, các ngân hàng thường tập trung vào sản phẩm cho vay thế chấp – là các khoản vay có giá trị lớn và cần có tài sản đảm bảo. Việc yêu cầu thẩm định dựa vào tài sản đảm bảo là không phù hợp với một số doanh nghiệp SME.

Ngoài ra, các ngân hàng tiếp tục thúc đẩy các quy trình và thẩm định tín dụng thương mại truyền thống, vốn phù hợp hơn với doanh nghiệp lớn mà không điều chỉnh cho phù hợp với SME.

Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng chưa có được một quy trình số liền mạch giữa trực tuyến và trực tiếp (O2O) để tiếp nhận và phục vụ khách hàng SME.

Phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME đã đặt ra một thách thức, đó là không có nhiều ngân hàng tại Việt Nam phục vụ hoặc giải quyết đầy đủ các nhu cầu của phân khúc này, vì chi phí vận hành và chi phí rủi ro cao. Đây là thị trường còn “bỏ ngỏ” với nguồn cung hạn chế, và có cơ hội tạo thêm 500 ngàn tỉ đồng dư nợ từ 1-2 triệu khách hàng vay mới, theo phân tích của McKinsey.

Với giá trị tiềm tàng có thể tạo ra, tin chắc rằng, nếu nhanh chóng cân nhắc và đưa ra giải pháp phù hợp, các ngân hàng có thể giành được lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SMEs.

Giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn “hậu” dịch  Covid-19
SME tại Việt Nam đang tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để các ngân hàng giành thị phần trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME.

Ngược lại, đối với các doanh nghiệp SME và MSME, cần chủ động rà soát và khắc phục những yếu kém để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Xem thêm Bí quyết vay vốn thành công dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây)

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có gói tài trợ riêng dành cho SMEs, cấp hạn mức tín chấp dựa trên: năng lực tài chính, phương án kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay thông qua MicroFund –  một nền tảng kết nối Doanh nghiệp nhỏ SMEs vay tín chấp tại các Ngân hàng và Tổ chức uy tín. Đăng ký tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hội thảo “Nắm bắt cơ hội trong biến động, chiến lược dành riêng cho doanh nghiệp SME”

Ngày 20/09 vừa qua, VnExpress phối hợp với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức hội thảo với chủ đề “Nắm bắt cơ hội trong biến động, chiến lược dành riêng cho doanh nghiệp SME”. Tham gia sự kiện, các doanh nghiệp được chia sẻ, giải đáp và nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia theo nhu cầu thực tế để có thể nhanh chóng thích ứng, hướng tới kết quả kinh doanh khả quan trước các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được tư vấn cụ thể về quy trình, cách tiếp cận vốn lưu động dành cho doanh nghiệp từ ngân hàng MSB để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Sau đây là một số nội dung chính của hội thảo, được MicroFund tổng hợp lại.

1. Phân tích biến động thị trường thế giới và tác động đến thị trường trong nước, nhất là tác động vào chuỗi cung ứng, tỷ giá, tín dụng…

1.1. Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới 8 tháng đầu năm 2022

Thứ nhất, lạm phát tăng toàn cầu ở mức cao. Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/9, tỷ lệ lạm phát tại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức kỷ lục 10,1% trong tháng 8, tăng đáng kể so với mức 9,8% của tháng 7. Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 là 9,1%, cao hơn mức 8,9% trong tháng 7. Các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 khi lạm phát tại Eurozone chỉ là 3% và toàn EU là 3,2%.

Ảnh: Nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái.

Thứ hai, đồng USD tăng giá ở mức cao nhất trong vòng 20 năm qua, làm gia tăng mối lo về lạm phát đối với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Sự tăng giá của đồng USD trong năm nay là hệ quả của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất quyết liệt để chống lạm phát. Việc Fed tăng lãi suất khuyến khích nhà đầu tư trên toàn cầu rút tiền khỏi các thị trường khác để đầu tư vào các tài sản Mỹ vì các tài sản này đang mang lại lợi suất cao hơn. Tuy nhiên, đối với phần còn lại của thế giới, sự tăng giá của đồng USD gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu đang trượt dần vào suy thoái và “một loạt cuộc khủng hoảng tài chính tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ gây ra tổn thất lâu dài”.

Thứ ba, áp lực lạm phát khiến các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia trên thế giới quyết định nâng lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ, điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát là “con dao hai lưỡi”, bởi có thể khiến tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh.

Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất đang đối diện với hàng loạt khó khăn khi chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh, giá đầu vào bị đội lên rất cao trong khi đầu ra vẫn chưa khởi sắc.

Thứ năm, thị trường lao động toàn cầu bị đứt gãy và chưa hồi phục hoàn toàn. Năm 2021 vừa qua được xem là năm ‘đại nghỉ việc’ của nền kinh tế thế giới khi số lao động nghỉ việc tăng kỷ lục. Tâm lý lo sợ, mệt mỏi vì dịch Covid-19 cũng như thu nhập và phúc lợi giảm, lượng người lao động nghỉ việc, tận dụng những cơ hội việc làm từ xa để tìm kiếm những công việc tốt hơn, lương cao hơn đã tăng lên đáng kể và tạo nên làn sóng “nhảy việc” khổng lồ, làm chao đảo thị trường lao động. Khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, ngoài việc phải tăng cường tuyển dụng để bù đắp số lao động nghỉ việc, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh mức tiền lương cho người lao động. Điều này làm dấy lên lo ngại về lạm phát lương có thể diễn ra trên diện rộng.

1.2 Tình hình kinh tế trong nước 8 tháng đầu năm

Thứ nhất, tình hình kinh tế – xã hội trong nước khởi sắc với nhiều điểm sáng, Việt Nam được ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức tín dụng khác đánh giá sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023. Ngoài ra, công ty đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định. Việc tổ chức Moody’s nâng định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động và thách thức là hết sức tích cực, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực của Việt Nam.

Thứ hai, 5 cân đối lớn được bảo đảm tốt, gồm thu-chi ngân sách (thu ngân sách 8 tháng ước đạt 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021); xuất–nhập khẩu (xuất nhập khẩu 8 tháng đạt gần 498 tỷ USD, tăng 15,5%, xuất siêu 3,96 tỷ USD); lương thực–thực phẩm (xuất khẩu nông sản khoảng 36,3 tỷ USD, trong đó có khoảng 5 triệu tấn gạo); bảo đảm đủ điện, năng lượng dù sản xuất tăng cao; doanh nghiệp phát triển nhưng cung-cầu lao động bảo đảm, thị trường lao động phục hồi tốt.

Thứ ba, nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh. Chỉ số IIP tháng 8 tăng 2,9% so tháng trước, tăng 15,6% so cùng kỳ và 8 tháng tăng 9,4%.

Thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 8 tháng đạt gần 3,68 triệu tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ. Khách quốc tế tháng 8 đạt trên 486.000 lượt, tăng 38% so với tháng trước.

Thứ tư, vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước 8 tháng đạt trên 285,4 nghìn tỷ, bằng 51% kế hoạch, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 12,8 tỷ USD tăng 10,5%, cao nhất từ năm 2018 đến nay.

Thứ năm, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực; số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động 8 tháng là gần 150.000 doanh nghiệp (gấp 1,43 lần số doanh nghiệp rời khỏi thị trường). Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng là gần 3,64 triệu tỷ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ.

1.3 Tác động đến thị trường trong nước và chuỗi cung ứng, tỷ giá, tín dụng

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về đầu vào và cả đầu ra. Việc đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến giá nguyên liệu tăng cao, nhiều doanh nghiệp có số lượng hàng tồn kho đang cao nhất 10 năm trở lại đây. Cùng với đó là tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào của không ít ngành nghề. Có những doanh nghiệp sản xuất sụt giảm sản lượng đến hơn 50%.

Thứ hai, áp lực về vốn đè nặng lên cộng đồng doanh nghiệp, trong đó các nhà sản xuất vừa và nhỏ (SMEs), dẫn đến doanh số giảm, nguồn vốn cạn kiệt, thời gian trì hoãn thanh toán kéo dài làm “đứt gãy” dòng tiền kinh doanh.

Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước đối mặt với vấn đề cấp bách hiện nay là cần chủ động nguồn nguyên vật liệu, tìm nguồn nguyên vật liệu từ các đối tác khác, tránh tình trạng lệ thuộc nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ một thị trường.

Thứ tư, biến động tỷ giá đang tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nước. Biến số tỷ giá ngoài tác động đến các khoản nợ vay của các doanh nghiệp còn trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phải ghi nhận các khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá thường đến từ việc tỷ giá thay đổi giữa thời gian ghi nhận giao dịch và thời gian thanh toán thực tế. Thực tế hiện nay, phần lớn giao dịch thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta được thực hiện bằng USD nên các bước nhảy của tỷ giá USD/VND đều có thể phát sinh các khoản lãi/lỗ. Nếu như các doanh nghiệp xuất khẩu có thể hưởng lợi khi đồng USD tăng giá thì ở chiều ngược lại, nhập khẩu phải đội thêm một khoản chi phí để bù đắp khoản chênh lệch do biến động này. Trong khi đó, đồng euro đã xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, tiếp tục tiến gần về “ranh giới” ngang giá với đồng USD, giữa bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy nền kinh tế châu Âu vào suy thoái. Lợi nhuận của doanh nghiệp vốn đang chịu nhiều tác động bởi các chi phí đầu vào như: xăng dầu, giá nguyên liệu.

2. Cách thức doanh nghiệp SMEs biến thách thức thành cơ hội – Tư vấn về cách quản trị, tiếp cận vốn và sử dụng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp SMEs

Trước các thách thức không hề nhỏ từ thị trường trong nước và toàn cầu, các chuyên gia cho rằng biến động tỷ giá, suy thoái tăng trưởng, đứt gãy chuỗi cung ứng chỉ là vấn đề nhất thời, quan trọng nhất là nội lực của doanh nghiệp.

Thứ nhất, chủ doanh nghiệp phải luôn trau dồi kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua bão lớn, lãnh đạo cần trau dồi và phối hợp nhiều kỹ năng cùng chuyên môn ở nhiều khía cạnh khác nhau. 

Thứ hai, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển đội ngũ kế cận. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do còn tập trung nhiều vào doanh thu nên có xu hướng không chú trọng hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trở nên thụ đông trong việc thiết lập một đội ngũ chủ chốt. Việc xây dựng một đội ngũ kế cận đủ tầm đủ tài sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn, là nguồn năng lực bổ trợ cho những thiếu sót khi mở rộng quy mô, giảm chi phí đầu tư, hạn chế rủi ro trong kinh doanh và tình trạng chảy máu chất xám.

Thứ ba, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng văn hóa công ty. Đại dịch Covid-19 như một thước đo mối quan hệ, sự hài lòng thật sự giữa lãnh đạo và nhân viên. Bởi trong khủng hoảng, nhân viên có thể thấy sự quyết tâm giữ vững công ăn việc làm của người lãnh đạo, lãnh đạo thấy được ý chí đồng lòng vượt khó cùng doanh nghiệp của nhân viên.

Thứ tư, doanh nghiệp cần có sự chuyển đổi số kịp thời. Chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là vấn đề đầu tư thiết bị công nghệ, đó còn là vấn đề văn hóa và con người. Việc ứng dụng các công nghệ mới để thích ứng với đại dịch đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối với nhiều doanh nghiệp cả trên thị trường quốc tế và Việt Nam. Trong 2 năm qua, hình thức làm việc tại nhà do dịch Covid-19 đã tạo ra “đòn bẩy” để quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn, mang đến “làn gió mới” trong cách thức làm việc của nhân viên. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, các công ty, doanh nghiệp cần chuyển đổi mô hình sang làm việc online. Đây cũng là một cơ hội để mọi người làm việc trên nền tảng internet, làm việc từ xa, làm việc ở bất kỳ không gian nào.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần chủ động rà soát và khắc phục những yếu kém để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Một số vấn đề còn tồn đọng là: khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn ngân hàng còn hạn chế, năng lực tài chính yếu kém, không xây dựng được phương án/dự án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả; nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý, thiếu công khai và minh bạch thông tin. Bên cạnh đó, tính hiệu quả trong hoạt động của SMEs chưa cao, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp; chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ đã vay…

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có gói tài trợ riêng dành cho SMEs, cấp hạn mức tín chấp dựa trên lịch sử tín dụng. Ví dụ ngân hàng MSB triển khai các gói vay tín chấp cho doanh nghiệp SMEs, quyết định cho vay dựa trên: năng lực tài chính, phương án kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay thông qua MicroFund –  một nền tảng kết nối Doanh nghiệp nhỏ SMEs vay tín chấp tại các Ngân hàng và Tổ chức uy tín. Đăng ký tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bí quyết vay vốn thành công dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khả năng tiếp cận nguồn vốn luôn là một trong những trở ngại đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Lý do là vì các doanh nghiệp này thường gặp các yêu cầu khắt khe hơn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Thông thường, doanh nghiệp SMEs sẽ bị yêu cầu cung cấp tài sản thế chấp cho các khoản vay, và nếu được vay họ chỉ nhận được khoản vay với tỷ lệ khoảng hơn 50% tổng giá trị tài sản thế chấp (đọc thêm về thực trạng hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây).

Khó khăn chồng chất khó khăn, đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ lao đao, phần lớn trong số họ phải tranh giành nguồn tài trợ vốn đã rất khan hiếm.

Sau đây là các bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn lưu động kịp thời nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn, ổn định vận hành, sản xuất, kinh doanh và phục hồi nhanh nhất có thể.

1. Chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng

Mỗi ngân hàng và tổ chức tín dụng đều có những yêu cầu vay vốn và hồ sơ khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp SMEs cần nắm vững các yêu cầu này và dành đủ thời gian chuẩn bị trước tất cả các tài liệu cần thiết. Điều này có lợi cho bản thân doanh nghiệp và bên cho vay khi quá trình thẩm định được xúc tiến nhanh hơn.

Chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thẩm định cho vay.

Các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

– Hồ sơ pháp lý (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, giấy tờ nhân thân của người đại diện…)

– Hồ sơ tài chính (báo cáo thuế, tờ khai VAT, hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, …)

Khi xét duyệt hồ sơ cho vay, ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ xem xét thông tin về dòng tiền của doanh nghiệp có thể chi trả cho các khoản chi phí và trả nợ vay cho doanh nghiệp hay không. Dòng tiền thu vào càng mạnh càng chứng minh doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả đúng hạn và có khả năng quản lý các chi phí phát sinh ngoài dự kiến.

– Hồ sơ tín dụng (sao kê tài khoản ngân hàng của công ty, tất cả các giao dịch tín dụng của doanh nghiệp, tình hình trả nợ trong vòng 12 tháng gần nhất…)

Một trong những yếu tố quan trọng mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng xem xét là uy tín của người đi vay và người bảo lãnh hoặc theo dõi lịch sử thanh toán các khoản nợ. Tại Việt Nam, các ngân hàng/ tổ chức tín dụng sẽ tham khảo báo cáo tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia để kiểm tra thông tin này. Chỉ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được chấp thuận bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới được phép thu thập thông tin tín dụng về cá nhân và doanh nghiệp.

2. Phác thảo chi tiết mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải hiểu rõ về mục đích cho khoản vay đang mong muốn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch sử dụng vốn vay chi tiết, nêu rõ mục đích sử dụng nguồn vốn là gì (giải quyết vấn đề thu mua nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên…), kèm theo giấy tờ kinh doanh, chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

Một kế hoạch tốt sẽ tiết lộ các dự báo tài chính khả thi của doanh nghiệp, là cơ sở để ngân hàng và các tổ chức tín dụng xem xét đồng ý cấp vốn.

Kế hoạch sử dụng vốn là cơ sở để ngân hàng và tổ chức tín dụng xem xét đồng ý cấp vốn.

3. Tận dụng tài sản thế chấp nếu được yêu cầu

Nguồn tài sản thế chấp sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng và tổ chức tín dụng thấy rằng doanh nghiệp có thể đảm bảo cho việc chi trả các khoản vay khi có bất kì sự cố nào xảy ra.

Các nguồn tài sản thế chấp thông dụng bao gồm bất động sản hay trang thiết bị, hàng hóa đang lưu kho hay hóa đơn thương mại chưa thanh toán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng yêu cầu tài sản thế chấp sẽ thay đổi tùy thuộc từng loại sản phẩm vay mà doanh nghiệp đăng ký.

Nguồn tài sản thế chấp chứng minh doanh nghiệp có thể chi trả cho các khoản vay khi có sự cố xảy ra.

Tóm lại, sử dụng vốn vay từ ngân hàng là một lựa chọn hiệu quả giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua các giới hạn về nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Muốn vay vốn thành công, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ hồ sơ; đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và tiêu chí mà ngân hàng và tổ chức tín dụng yêu cầu.

Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về các chương trình vay vốn tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vui lòng liên hệ tại đây.

Bảo hiểm khoản vay – Có bắt buộc mua khi vay tín chấp hay không?

Hiện nay, đối với một số khoản vay tín chấp doanh nghiệp, khách hàng sẽ được tư vấn về sản phẩm bảo hiểm tín dụng, hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay.

Đây là một hình thức giúp doanh nghiệp trả nợ ngân hàng trong trường hợp không còn khả năng thanh toán. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng và tổ chức cho vay, mà còn giúp khách hàng vay vốn tránh được những tổn thất tài chính khi không may xảy ra rủi ro.

Tuy nhiên, một số ngân hàng và tổ chức tín dụng không tư vấn cụ thể khiến khách hàng nghi rằng đây là một chi phí bắt buộc, đồng thời có cái nhìn không thiện cảm về nó.

Vậy, bảo hiểm khoản vay là gì, có bắt buộc hay không và có lợi ích như thế nào?

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm tín dụng hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Đối với hình thức vay tín chấp (không có tài sản thế chấp) mang tính chất rủi ro cao, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó là lý do tại sao bảo hiểm khoản vay ra đời.

2. Vai trò của bảo hiểm khoản vay

2.2.1. Đối với khách hàng

Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được sau khi vay tín chấp, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng, giúp giảm gánh nặng tài chính cho khách hàng. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng để các ngân hàng và tổ chức tín dụng dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng hơn.

Bảo hiểm tín dụng (bảo hiểm khoản vay) mang lại lợi ích cho khách hàng.

2.2.2. Đối với ngân hàng

Trong trường hợp khách hàng không tham gia bảo hiểm tín dụng mà gặp phải các rủi ro không mong muốn dẫn đến mất khả năng trả nợ, thì lúc này ngân hàng sẽ phải tốn không ít thời gian cùng một khoản chi phí để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan trong quá trình thu hồi nợ. Nhưng nếu khách hàng có tham gia bảo hiểm tín dụng thì đối với khoản nợ còn lại sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Vì lẽ đó mà bảo hiểm tín dụng có vai trò như một công cụ hổ trợ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

2.2.3. Đối với công ty bảo hiểm

Nguyên tắc hoạt động của các công ty bảo hiểm là thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và đòi hỏi họ phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra thời điểm xảy ra rủi ro và thời điểm thu phí bảo hiểm luôn có một khoảng cách.

Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quỹ dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Như vậy sản phẩm bảo hiểm tín dụng có vai trò giúp các công ty bảo hiểm thêm được các nguồn thu, thông qua đó bù đắp được các chi phí, hình thành được nguồn quỹ phục vụ cho hoạt động đầu tư, cũng như góp phần tăng thêm lợi nhuận và khả năng tài chính.

3. Các mức phí bảo hiểm khoản vay trên thị trường?

Mức phí thường dao động từ 5-6% tổng số tiền ghi trên hợp đồng vay vốn giữa người đi vay và ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng sẽ trích trực tiếp 5-6% số tiền khách hàng vay vốn để đóng bảo hiểm. Hoặc người vay vẫn nhận đủ số tiền số tiền đăng ký vay nhưng số tiền thực vay sẽ bao gồm cả phí bảo hiểm.

Ví dụ:

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp không yêu cầu bảo hiểm tín dụng số tiền 100 triệu tại ngân hàng thương mại, số tiền nhận được sẽ là 100 triệu theo hợp đồng vay vốn.

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp kèm bảo hiểm, ngân hàng sẽ dùng 5 triệu từ khoản vay này để đóng bảo hiểm. Còn nhà đầu tư sẽ được giải ngân 95 triệu. Hoặc người vay vẫn nhận đủ 100 triệu nhưng số tiền vay được ghi trên hợp đồng tín dụng là 105 triệu đồng.

4. Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?

Theo quy định tại “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” (ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước), vay tín chấp không nhất thiết phải mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc mua bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và cả ngân hàng, tổ chức cho vay, giúp khoản vay được phê duyệt nhanh và dễ dàng hơn. Vì vậy, khách hàng nên xem xét và cân nhắc về việc mua bảo hiểm khoản vay.

Hiện nay, khi vay vốn, một số ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người vay và ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Trên thực tế, bảo hiểm tín dụng không mang tính bắt buộc. Việc có mua bảo hiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và người cho vay trên nguyên tắc tự nguyện.

Hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, phạm vi bảo hiểm, trường hợp đền bù tổn thất toàn bộ hay bộ phận,…

5. Một số lưu ý khi mua bảo hiểm khoản vay

Mặc bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích cho các bên, nhưng khách hàng cũng phải tìm hiểu kĩ để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nội dung cần quan tâm bao gồm:

– Đặc điểm, nội dung của sản phẩm bảo hiểm khoản vay

– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

– Điều kiện tham gia bảo hiểm

– Phí và phương pháp tính phí, cách thức đóng phí

– Các điều khoản loại trừ

6. Gợi ý một số sản phẩm bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, các công ty bảo hiểm đã liên kết với ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp đa dạng sản phẩm bảo hiểm khoản vay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Mỗi sản phẩm có ưu điểm và đặc điểm nổi trội riêng. Cùng MicroFund tham khảo một số sản phẩm nổi bật từ các công ty bảo hiểm uy tín.

Trên đây là toàn bộ khái niệm, nội dung liên quan đến bảo hiểm tín dụng (hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay).

Mọi thắc mắc về vay vốn tín chấp cho doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ MicroFund tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Những lưu ý khi vay tín chấp doanh nghiệp tại MicroFund

1. MicroFund là Ngân hàng, Công ty tài chính hay Tổ chức gì?

Được thành lập năm 2018 và hoạt động theo giấy chứng nhận số 0315411892, MicroFund là một nền tảng kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có nhu cầu vay vốn với các Ngân hàng và tổ chức uy tín. Chúng tôi sử dụng các mô hình dữ liệu và xếp hạng tín dụng hiện đại để nhanh chóng tìm ra các doanh nghiệp tốt, giúp họ tiếp cận các nguồn vốn tín chấp một cách bình đẳng như các doanh nghiệp lớn.

MicroFund không phải Ngân hàng hay Công ty tài chính. Toàn bộ hồ sơ pháp lý về tài khoản và khoản vay đều thông qua Ngân hàng đối tác tại Việt Nam. Đây là mô hình phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore.

2. Tại sao MicroFund có thể kết nối vay tín chấp đến hàng tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp khó vay được Ngân hàng?

Hiện tại, MicroFund đã kí kết hợp đồng với các đối tác cho vay tín chấp doanh nghiệp nước ngoài. Đây là các tổ chức tài chính công nghệ (Fintech) của Singapore, hoạt động theo đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật về cho vay.

Tại các nước Đông Nam Á, các đối tác này đã phục vụ hàng triệu doanh nghiệp, cho vay tín chấp hơn 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ VNĐ.

Ngoài các đối tác trên, Micro Fund còn hợp tác với 2 Ngân hàng Việt Nam, 1 Ngân hàng nước ngoài và 3 Fintech trong nước, đảm bảo mọi quy trình minh bạch và tuân thủ pháp luật, nhằm phục vụ tối đa các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường tín dụng an toàn và bền vững.

3. Công ty Micro Fund có trụ sở ở đâu? Khách hàng có thể gặp mặt trực tiếp không?

Trụ sở của Micro Fund tại tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Chúng tôi hoạt động theo mô hình 100% online để đảm bảo tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng. Trụ sở công ty hiện tại có bộ phận Hành chính, kế toán làm việc.

Đội ngũ bán hàng hiện đang ngồi tại các văn phòng chia sẻ (co-working space) để đảm bảo hỗ trợ gần nơi ở của các bộ nhân viên.

Doanh nghiệp có thể hẹn gặp đội ngũ tư vấn tại trụ sở và chúng tôi sẽ sắp xếp nhân sự hỗ trợ doanh nghiệp.

4. Quy trình xét duyệt hồ sơ như thế nào?

Chúng tôi phục vụ với quy trình 4 bước:

(1) Micro Fund sẽ thu thập hồ sơ online, đánh giá tổng quan và tư vấn khách hàng sản phẩm cho vay phù hợp.

(2) Kết nối khách hàng với bộ phận thẩm định

(3) Nếu hồ sơ được phê duyệt đồng ý online, chuyển qua bước 4. Trong trường hợp cần thiết, bộ phận Thẩm định sẽ thăm địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp.

(4) Doanh nghiệp ký hợp đồng vay và giải ngân qua Ngân hàng đối tác (được chỉ định) để đảm bảo giao dịch đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hồ sơ không được phê duyệt, hoặc hạn mức phê duyệt chưa đáp ứng đủ nhu cầu, MicroFund tiếp tục tìm nguồn mới để hỗ trợ Doanh nghiệp.

5. Hồ sơ cần những gì?

Hồ sơ tương đối giống bộ hồ sơ nộp Ngân hàng, gồm:

  • Pháp lý: đăng kí kinh doanh, CMND/ Hộ khẩu người đại diện, Điều lệ.
  • Báo cáo tài chính thuế 2021, bộ tờ khai VAT 2022, Chi tiết khoản phải thu, phải trả hiện tại; Báo cáo nhanh 2022 (nếu có).
  • Sao kê tài khoản Ngân hàng 2022 (file excel hoặc bản scan rõ ràng);
  • Hợp đồng, Hóa đơn: 3 bộ gần nhất của các Đối tác chính.
  • Hồ sơ nơi cư trú: Hợp đồng thuê mặt bằng, hoặc Hóa đơn điện/ nước/ viễn thông tháng gần nhất.

6. Thẩm định hồ sơ trong bao lâu?

Thời gian có kết quả khoảng 2 tuần, tùy thuộc vào thời điểm hồ sơ ít hay nhiều, hoặc tốc độ phối hợp trao đổi thông tin giữa Doanh nghiệp và bộ phận thẩm định.

Để đảm bảo nhân sự phục vụ doanh nghiệp nhanh chóng, Doanh nghiệp cần tranh thủ bổ sung hồ sơ đầy đủ theo như sự hỗ trợ của nhân viên tư vấn.

7. Nộp hồ sơ online có đảm bảo an toàn không?

Website của MicroFund được thiết lập giao thức bảo mật https với Chứng chỉ số SSL/TLS do Cloudflare cấp. Doanh nghiệp cần truy cập vào đúng địa chỉ website https://www.microfund.vn/

MicroFund cũng có thể nhận hồ sơ qua email: [email protected] hoặc các địa chỉ có tên miền @microfund.vn thuộc quản lý của các nhân viên tư vấn được trao quyền.

8. Doanh nghiệp đã vay thế chấp rồi, thì có được vay nữa không?

MicroFund hỗ trợ doanh nghiệp vay tín chấp, nên không lệ thuộc vào các khoản vay thế chấp hay tín chấp hiện tại của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể được cấp thêm một khoản vay tín chấp nữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Tuy nhiên, các khoản vay Ngân hàng của Doanh nghiệp phải không phát sinh quá hạn. Trường hợp Doanh nghiệp từng nợ quá hạn Ngân hàng, thì thông tin sẽ lưu lại trong 3 năm trên Ngân hàng Nhà nước, nên việc nộp hồ sơ sẽ mất công bị từ chối.

9. Những ngành nghề nào hạn chế cho vay?

Hiện tại hạn chế các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19: dịch vụ hàng không, du lịch, khách sạn lưu trú, nhà hàng và các Doanh nghiệp xuất khẩu đi các thị trường đang đóng cửa.

Ngoài ra, chúng tôi cũng hạn chế các Doanh nghiệp bị phụ thuộc vào 1-2 nguồn đầu ra (chiếm trên 50% doanh thu cả năm).

10. Lãi suất và Phí?

Lãi suất và phí (từ Ngân hàng hoặc Tổ chức khác) dao động từ 1.6-2.2%/ tháng tùy thuộc hồ sơ cụ thể, và sẽ được báo rõ ràng trước khi ký kết hợp đồng.

Lãi suất phổ biến tính theo dư nợ thực tế, tức là nếu doanh nghiệp trả gốc định kỳ, thì lãi tính theo dư nợ giảm dần. Hình thức trả nợ gốc lãi tuỳ thuộc vào từng sản phẩm vay và dòng tiền của chính doanh nghiệp.

11. MicroFund có làm dịch vụ đáo hạn khoản vay Ngân hàng không?

Hiện chúng tôi không làm dịch vụ đáo hạn khoản vay, không cho vay nóng.

Các nguồn vốn hiện tại chỉ hướng tới mục đích sản xuất kinh doanh chính của Doanh nghiệp. Ngoài ra, ưu tiên việc giúp SMEs tăng trưởng doanh thu, thanh toán các chi phí lưu động đột xuất.

12. MicroFund có thu các khoản phí nào khác không?

Chúng tôi chỉ thu 02 loại phí sau đây:

  • Phí sắp xếp hồ sơ và tư vấn: 1 triệu đồng, thu khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ của MicroFund. Khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ tất cả các sản phẩm phù hợp để gia tăng khả năng vay được tiền;
  • Phí thu xếp vốn thành công (khách hàng chắc chắn nhận được tiền vay): MicroFund thu 2-3% giá trị khoản vay hoặc hạn mức phê duyệt (thu 1 lần). Số tiền này có thể được MicroFund thu tạm ứng 50% – 100% để đảm bảo khách hàng thực hiện giải ngân. Trong trường hợp MicroFund tiếp tục thu xếp thành công cho doanh nghiệp tăng số tiền vay tín chấp, phí thu xếp vốn sẽ chỉ tính đối với phần tăng thêm.

13. Chính sách chống hối lộ và ngăn ngừa rủi ro vận hành (do con người gây ra):

Khách hàng vui lòng cam kết không đưa bất kỳ khoản tiền hay quà nào khác cho bất cứ nhân sự nào của MicroFund hay của Ngân hàng, Tổ chức cho vay (gọi là Đối tác cho vay), cho dù được cá nhân đó yêu cầu hay gợi ý.

MicroFund luôn duy trì việc tư vấn và thông báo thông tin cho khách hàng minh bạch, trong đó gồm ít nhất 1 Nhân viên tư vấn và 1 Cán bộ quản lý của MicroFund.

Để đảm bảo sự minh bạch cao nhất và tránh rủi ro lừa đảo, rủi ro vận hành, toàn bộ các khoản phí thu từ khách hàng cần được giao dịch qua tài khoản của Công ty CP Micro Fund (Tài khoản số: 060187979539 tại Sacombank – CN Thủ Đức) và chúng tôi sẽ xuất Hóa đơn VAT cho chi phí này.

Các thông tin cần xác minh tính trung thực hoặc góp ý về thái độ phục vụ, Quý Doanh nghiệp vui lòng thông báo về địa chỉ email duy nhất: [email protected], hoặc Mr. Nguyễn Thành Vũ – ĐT: 0988084920.

Chúng tôi áp dụng nghiêm ngặt chính sách chống hối lộ để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp SMEs.

Cho vay ngang hàng – xu hướng và thực trạng

P2P Lending

Trong những năm gần đây, hình thức cho vay ngang hàng (P2P) trên nền tảng Internet không ngừng phát triển, như một giải pháp thay thế hình thức cho vay ngân hàng. Với đối tượng là các nhà đầu tư sẵn sàng cho vay với những người tìm kiếm khoản vay, loại bỏ nhu cầu trung gian từ phía ngân hàng, hoàn toàn phù hợp với nền tảng cho vay P2P trên thị trường trực tuyến. Trong đó người vay có thể là một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tương tự người cho vay có thể là một cá nhân hoặc tập thể.

Peer-to-Peer Lending là gì?

Peer-to-Peer lending (P2P) còn được gọi là cho vay ngang hàng, là mô hình cho vay được thực hiện trên nền tảng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp người vay và người cho vay với nhau không thông qua trung gian. Qua đó, các công ty sẽ cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến nhằm hỗ trợ người vay kết nối trực tiếp với người cho vay. Toàn bộ hoạt động cho vay, trả nợ giữa hai bên sẽ được nên tảng trực tuyến lưu trữ và ghi nhận bằng các bảng điện tử, số hóa.

Đặc điểm P2P Lending

Tối đa hóa mức lợi nhuận so với hình thức cho vay truyền thống của các tổ chức tín dụng.

Công ty P2P lending đóng vai trò trung gian kết nối mọi người.

Nhà đầu tư có thể theo dõi nguồn lợi nhuận của mình từ phía khách hàng vay dễ dàng, mọi quy trình đều tuân thủ đúng pháp luật.

Hoạt động trên nên tảng trực tuyến, tiện lợi và các giao dịch vay tiền thao tác nhanh chóng.

Toàn bộ quy trình đều thực hiện theo quy định pháp lý.

Nâng cao khối lượng khách hàng tiềm năng trên nền tảng P2P lending.

Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận vốn vay dễ dàng. Phát triển đa dạng với nhiều loại hình cho vay, đặc biệt là hình thức vay tín chấp, quản lý, đánh giá thông tin và xếp hạng tín nhiệm người đi vay dưa vào các hệ thống được tính hợp trong phần mềm chuyên dụng.

Một hệ thống Đánh giá tín nhiệm tham khảohttps://www.microfund.vn/temporary

Toàn bộ dữ liệu cung cấp từ phía khách hàng sẽ được lưu trữ trên hệ thống, tiện lợi và chi phí thấp.

Lợi ích của hoạt động P2P Lending

Mô hình P2P Lending đang phát triển với quy mô lớn trên nhiều quốc gia, nhờ vào lợi ích mà mô hình mang lại cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp vay vốn.

  • Nhà đầu tư: Có nhiều cơ hội đa dạng hóa và quản lý rủi ro tốt hơn với nhiều hình thức hoạt động với mức thời hạn đa dạng.
  • Doanh nghiệp vay vốn: Doanh nghiệp vay vốn sẽ được giảm chi phí lãi suất, vì các dịch vụ được cung cấp đều hoạt động trên nền tảng Fintech, giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lưới phân phối và hoạt động so với các kênh truyền thống.

Rủi ro của hình thức cho vay P2P

Tuy đã phát triển nhiều năm trên thị trường tín dụng, nhưng hình thức cho vay ngang hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro:

  • Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Vì không được bảo hiểm an toàn như các kênh ngân hàng, nên các khoản cho vay của nhà đầu tư có thể bị mất hoặc trả chậm khi khách hàng vay rơi vào tình trạng không thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính vay nợ.
  • Các rủi ro trong quá trình thanh khoản: Cả hai bên đơn vị đều không thể dừng hợp động khi chưa đến kỳ hạn thanh toán.
  • Các rủi ro trong hệ thống: P2P hoạt động trên nền tảng trực tuyến, rủi ro về các trường hợp lỗi hệ thống luôn tồn tại. Vì vậy, rủi ro về dữ liệu chứng thực hoạt động vay rất cao, dẫn đến khả năng mất hoàn toàn vốn vay.

Lựa chọn giữa cho vay ngang hàng và cho vay truyền thống?

Đánh giá sự khác nhau lớn nhất giữa mô hình P2P lending và mô hình cho vay truyền thống là mức chi phí. Ngoài ra, khả năng hoạt động nhanh chóng và sự thuận tiện là yếu tố hàng đầu giúp P2P lending đứng vững trên thị trường tài chính thế giới chỉ sau hơn 10 năm chính thức ra mắt.

P2P LendingCho vay truyền thống
– Trang thiết bị, nguồn nhân lực.
– Số lượng nhân viên ít.
– Hoạt động thông qua Website, chỉ cần hội sở chính và công ty đại diện.
– Trang thiết bị, nguồn nhân lực.
– Số lượng nhân viên lớn.
– Các chi nhánh ngân hàng được phân bố khắp cả nước.
Bảng: So sánh chi phí đầu tư giữa mô hình P2P Lending và mô hình cho vay truyền thống

Bên cạnh đó, P2P lending nổi trội hơn mô hình cho vay truyền thống về chất lượng với 3 tiêu chí:

  • Lãi suất: Áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại, lược bỏ các khâu trung gian, mô hình P2P lending đem đến tỷ lệ sinh lời cao (14-20%/năm). Lãi suất của mô hình P2P lending được đánh giá rất hập dẫn và đa dạng so với việc lãi suất gửi tiết kiệm truyền thống của ngân hàng (3-7%/ năm). Nhà đầu tư có thể tăng khả năng sinh lời từ lãi suất kép. Ngoài ra mô hình P2P lending còn có nhiều tính năng giúp nhà đầu tư liên tục tái đầu tư nguồn vốn của mình (như tính năng “Đầu tư thông minh” của CTCP Lendbiz)
  • Nền tảng công nghệ: Nền tảng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mô hình P2P lending, giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch dễ dàng, tính bảo mật cao. Nền tảng công nghệ mang lại sự đa dụng trong mô hình, giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lộ trình đầu tư của mình.
  • Khả năng thẩm định và quản trị rủi ro: Các công ty áp dụng mô hình P2P lending kết nối vốn cho doanh nghiệp sẽ có nghiệp vụ thẩm định và các tiêu chí đánh giá rõ ràng. Trong hoạt động cho vay luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, các đối tượng vay vốn sau khi qua thẩm định của doanh nghiệp cho vay vẫn có thể gặp xảy ra những tình trạng bất ngờ trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính nợ vay của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp P2P lending cần xây dựng một hệ thống chính sách thu hồi và xử lý rủi ro để đảm bảo tối đa lợi ích của nhà đầu tư.

Xu hướng hình thức P2P Lending toàn cầu

Trước đây các hình thức cho vay truyền thống (cung cấp các khoản vay đầy đủ) của các ngân hàng chỉ nhắm đến đối tượng cho vay là những doanh nghiệp lớn, do vậy họ luôn gặp khó khăn trong việc cho vay với nhóm đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhưng sự phát triển của hình thức cho vay P2P chính là cơ hội đối với việc cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Với hệ thống cho vay truyền thống, các ngân hàng luôn hạn chế cho vay với nhóm đối tượng SMEs vì rủi ro cao về xác suất vỡ nợ, nguồn dữ liệu đầu vào của các công ty nhỏ kém chất lượng, quy mô hoạt động nhỏ, dẫn đến khả năng sinh lời từ việc cho vay không cao, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để có thể nhận được nguồn hỗ trợ vốn.

Theo thống kê các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 55% GDP trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và chiếm 60% việc làm trên toàn thế giới (Edinburgh Group), vì vậy cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của SMEs sẽ ảnh hưởng rất nhiều về lợi ích của nền kinh tế. Bên cạnh đó việc cạnh tranh từ nền tảng P2P cũng có thể thức đẩy các ngân hàng chiếm lại thị phần bằng cách mở rộng thêm các khoản vay cho SMEs cũng như việc cải thiện dịch vụ của họ.

Nền tảng cho vay P2P đã giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các quy trình tự động nhằm giảm chi phí và dữ liệu được sử dụng trong các mô hình rủi ro tín dụng là dữ liệu phi truyền thống. Cho vay P2P và các hình thức tài trợ Fintech khác đã phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, và mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới hoàn toàn khác nhau.

Vì đang ở giai đoạn phát triển nên khối lượng tín dụng Fintech trên thế giới còn thấp như ở Châu Á và Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) là 1,1 tỷ USD và ở khu vực đồng euro (Eurozone) là dưới 1 tỷ USD (BIS 2017).(1)*

Thực trạng hình thức P2P Lending tại Việt Nam

Với sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), Việt Nam đã phát triển mô hình P2P lending với hơn 40 công ty đang hoạt động (Tima Lender, Lendbiz, Eloan, VnVon, Fiin,…). Trong số hơn 40 doanh nghiệp P2P lending đang hoạt động trên thị trường, có những doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả với phân khúc nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.(2)*

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hoạt động này vẫn chưa được có những quy định điều chỉnh riêng biệt của pháp luật dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, tại thị trường Việt Nam thời gian qua cho thấy, đang tồn tại nhiều hạn chế liên quan đến hoạt động P2P lending không đúng với ý nghĩa của nó như: các quảng cáo không minh bạch mức lợi nhuận, thông tin về rủi ro khi tham gia chưa được chính xác, mức lãi suất cao hơn so với quy định chung,…

Vì vậy, mô hình hoạt động P2P lending tại thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần được hoàn thiện hơn về mọi mặt, bên cạnh đó hoạt động này sẽ tạo nên một vị thế mới trong tương lai cho thị trường Việt Nam.

Kết luận

Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của thời đại, ta có thể thấy trên mọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của công nghệ. Thị trường tài chính không ngừng phát triển theo xu hướng của thời đại, mô hình P2P lending là minh chứng cho sự phát triển của thị trường.

So với mô hình cho vay truyền thống thì P2P lending đã tạo cho bản thân một vị trí hoàn toàn mới, nâng cao lợi ích từ hoạt động cho vay. Và sự góp mặt của P2P Lending trong thị trường tài chính càng trở nên phổ biến trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng.

Ngọc Thạch ([email protected])

Trích dẫn

(1): Naok Nemoto, David J.Storey & Bihong Huang, 2019. OPTIMAL REGULATION OF P2P LENDING FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES, 1-3.https://www.adb.org/sites/default/files/publication/478611/adbi-wp912.pdf

(2): Thực trạng thị trường Việt Nam với sự góp mặt của các công ty P2P Lending có nguồn gốc từ Trung Quốc https://cafef.vn/cong-ty-trung-quoc-dang-hot-vang-thi-truong-p2p-lending-viet-nam-2019091010210964.chn

Digital Challenger Bank – mô hình thành công và triển vọng tại Việt Nam

Báo cáo mới đây của Boston Consulting Group (BCG) cho thấy bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á – Thái Bình Dương và chỉ ra các yếu tố khiến Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là “miền đất hứa” cho các ngân hàng số muốn tăng trưởng cao. Còn tại thị trường Việt Nam thì sao?

Digital Challenger Bank là gì?

 
Digital Challenger Banks, tạm dịch là “Ngân hàng số – Kẻ thách thức” đây là sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng và các sáng kiến kỹ thuật số đã làm xuất hiện thêm nhiều định chế tài chính mới với tên gọi ngân hàng nhưng điều kiện thành lập, nội dung hoạt động không giống với các ngân hàng truyền thống.

Mô hình chung của các ngân hàng này là không thành lập các chi nhánh mà hoạt động dựa trên thiết bị di động; tập trung vào trải nghiệm của khách hàng; cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, tức thì, đơn giản, dễ sử dụng; đặc biệt là ứng dụng sự phát triển của công nghệ, hạ tầng đám mây, API, phân tích nâng cao và quy trình kiểm chứng dữ liệu.

Ngân hàng thách thức kỹ thuật số không bao gồm các ngân hàng truyền thống và hoạt động ngân hàng số của các ngân hàng truyền thống.

Nhóm các ngân hàng thách thức số là nhóm đã được cấp phép cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng ở các quốc gia phát triển, hoạt động dưới hình thức: doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech và tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với các tập đoàn lớn.

Ngân hàng thách thức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thông qua điện thoại thông minh, ví dụ như: Revolut (Anh), WeBank (Trung Quốc), Tonik (Phillipines)…

Còn Digital Banking là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì bạn có thể làm ở các chi nhánh ngân hàng bình thường, giờ đây đã được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất.

Mô hình ngân hàng thách thức kỹ thuật số – cơ hội phát triển tại Đông Nam Á

Trong một báo cáo mới, BCG đã nghiên cứu bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á Thái Bình Dương và chia sẻ lý do vì sao Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là hai “chiến trường” tiếp theo cho các ngân hàng mong muốn tìm kiếm tốc độ tăng trưởng cao

Tính đến năm 2021, đã có đến 249 ngân hàng số đang hoạt động nhưng chỉ có 13 ngân hàng đạt đến điểm hoà vốn và 10 trong số này nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tiêu biểu là Trung Quốc.

Hệ sinh thái của 10 ngân hàng mô hình mới có lãi tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Trong số 50 ngân hàng số theo mô hình bán lẻ thách thức (challenger bank) đang hoạt động tại châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 10 trong số này có lãi. Điều đó cho thấy chỉ 5% ngân hàng số trên thế giới có lợi nhuận, phần lớn đến từ châu Á.

Ngân hàng số nào thành công nhất ở Châu Á Thái Bình Dương

Nhóm 10 ngân hàng này gồm có:

  • 4 đại diện từ Trung Quốc: WeBank, MYbank, Aibank và XW Bank;
  • 4 đại diện từ Nhật Bản: Rakuten Bank, Sony Bank, Jibun Bank và PayPay Bank;
  • 1 đại diện Ấn Độ: Paytm;
  • 1 đại diện Hàn Quốc: KakaoBank.

WeBank và Ai Bank là những ngân hàng số có lượng người dùng cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến năm 2020, tổng số người dùng của hai ngân hàng này là 2,2 tỷ người. Tổng cộng, nhóm ngân hàng kỹ thuật số có lợi nhuận của Trung Quốc cung cấp dịch vụ cho khoảng 3 tỷ người dùng.

Tại Nhật Bản, Rakuten Bank là ngân hàng số lớn nhất với 100 triệu người dùng ở thời điểm năm 2020.

50 ngân hàng theo mô hình bán lẻ mới trên kênh số tại Châu Á- TBD
(Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

BCG cho biết hiện chưa có ngân hàng số nào có thị phần trên 2% về quy mô huy động hoặc dư nợ của nhóm khách hàng mục tiêu, dù đó là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

WeBank Ngân hàng số hàng đầu thế giới nhờ vào Fintech

WeBank là một ngân hàng kỹ thuật số hoạt động trên hình thức ‘Open Banking” đây là hoạt động các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp quyền cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính – bên thứ ba quyền truy cập các dữ liệu vào ngân hàng tiêu dùng, giao dịch và dữ liệu tài chính khác để phát triển các ứng dụng và dịch vụ tài chính phù hợp với khách hàng của họ.

WeBank đã duy trì sự tập trung rõ ràng vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Sản phẩm cho vay đầu tiên của WeBank có tên Weilidai – khoản vay tiêu dùng không có bảo đảm được cung cấp qua ví của WeChat và QQ đã trở thành một trong những hình thức tài trợ dễ tiếp cận nhất cho thị trường đại chúng của Trung Quốc.

Hệ sinh thái Tencent của Wechat (Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Khách hàng vay vốn là SME của WeBank là tất cả các công ty tư nhân quy mô nhỏ, với trung bình 10 nhân viên. Đối với 66% phần trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, đây là lần đầu tiên họ nhận được khoản vay từ một tổ chức tài chính, với quy mô khoản vay trung bình lên tới 30.000USD.

Thành công đến từ Fintech của Webank

Sự thành công của Webank phải kể đến việc WeBank áp dụng các khả năng của fintech trong các lĩnh vực ABCD (AI, Blockchain, Cloud Computing và Big Data) làm trọng tâm chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và ứng dụng liên quan của họ trong lĩnh vực tài chính.

Họ cung cấp cho đối tác các cách tiếp cận hiệu quả và chi phí thấp hơn để giải quyết các vấn đề về fintech trong doanh nghiệp, cụ thể:

  • Về mặt AI: 98% tổng số câu hỏi của khách hàng trong nước được xử lý bởi chatbot của WeBank; hơn nữa, giải pháp nhận dạng khuôn mặt eKYC của WeBank đã đáp ứng hơn 640 triệu yêu cầu xác minh danh tính. Bên cạnh đó, Webank còn  xây dựng một loạt các ứng dụng AI tiên tiến để mở rộng quy mô tài chính và hệ sinh thái tài chính dựa trên công nghệ. Một trong số đó là Federated AI Technology Enabler (FATE), nền tảng học tập liên hiệp cấp công nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được mở bởi WeBank. FATE giúp các doanh nghiệp và tổ chức xây dựng các mô hình AI hiệu quả và hợp tác, bằng cách sử dụng dữ liệu phù hợp với bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, bảo mật dữ liệu, bảo mật dữ liệu và các quy định của chính phủ. Cho đến nay, nó đã được áp dụng trong tín dụng, bảo hiểm, giám sát và bán lẻ.
  • Đối với Blockchain: WeBank đã khởi xướng Hiệp hội Blockchain tài chính số 1 (FISCO) của Trung Quốc và sử dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực tài chính, chuỗi cung ứng, pháp lý, dịch vụ công cộng,…. WeBank cũng là ngân hàng đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ các hệ thống ngân hàng cốt lõi của mình trên đám mây riêng. Họ đã xây dựng một hệ thống ngân hàng lõi phân tán được thiết kế nội bộ 100% với các tài sản trí tuệ tự sở hữu, có khả năng xử lý các giao dịch tần suất cao, khối lượng lớn. Nền tảng dữ liệu lớn của WeBank chứa hơn 15 petabyte dữ liệu, với hơn 300.000 công việc hàng loạt được xử lý hàng ngày.
  • Về điện toán đám mây: WeBank đã áp dụng và phát minh lại nhiều công nghệ dựa trên đám mây bao gồm Fintech Sandbox và WeCube. WeBank FinTech Sandbox là một phòng thí nghiệm đổi mới ảo được thiết kế cho các nhà phát triển cá nhân, cũng như công nghệ và các đối tác kinh doanh. Nó cung cấp một nền tảng thử nghiệm để xây dựng, trình diễn, chia sẻ, tăng cường và thử nghiệm các công nghệ tài chính tiên tiến, triển khai tham chiếu cũng như các ứng dụng và giải pháp kinh doanh khác.
  • Trong lĩnh vực dữ liệu lớn: WeBank trích dẫn bản chất của các công nghệ dữ liệu cấp tài chính và WeDataSphere được thiết kế. Nó là một nền tảng với tính toán cấp độ tài chính, lưu trữ và trao đổi dữ liệu và khả năng học máy được phát triển dựa trên các thành phần nguồn mở khác nhau như Hadoop, spark, HBase, KubeFlow và FFDL. Những cải tiến to lớn và những nỗ lực củng cố đã được WeBank đưa ra trên các thành phần nguồn mở để giải quyết các vấn đề ứng dụng tài chính liên quan đến bảo mật, hiệu suất, tính sẵn sàng cao và truy xuất nguồn gốc.

Việt Nam thị trường đầy tiềm năng trong phát triển ngân hàng số

Tại Việt Nam, báo cáo của BCG có thống kê doanh thu của ngành ngân hàng có thể đạt 27 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13% kể từ năm 2019, là khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Việt Nam hiện có hơn 97,4 triệu dân, cơ cấu dân số ngày càng trẻ nên tỷ lệ tiếp cận với công nghệ và Internet rất cao, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhanh.

Những ngân hàng chuyển đổi số tại Việt Nam (Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Dưới tác động của COVID-19, dịch vụ giao hàng tận nhà có cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng dịch vụ này. Hơn 80% đã sử dụng dịch vụ giao tận nhà lần đầu tiên vì COVID-19. Nhiều thói quen mới đã được hình thành sau đại dịch, trong đó nổi bật là mua sắm trực tuyến và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt cho thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam người dùng đón nhận các dịch vụ ngân hàng số ngày càng tích cực hơn.

Ngọc Phương ([email protected])

Trích nguồn:

WeBank Co Ltd

Emerging Challengers and Incumbent Operators Battle for Asia Pacific’s Digital Banking Opportunity: https://www.bcg.com/emerging-challengers-and-incumbent-operators-battle-for-asia-pacifics-digital-banking-opportunity

Lãi suất vay tín chấp doanh nghiệp: bao nhiêu là hợp lý?

lai suat vay tin chap doanh nghiep
freepik.com

Có khá nhiều nguồn vốn vay mà chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận, bao gồm kênh truyền thống và các kênh thay thế. Mỗi kênh có đặc điểm và chi phí khác nhau, đặc biệt là các kênh vay tín chấp.

  • Vay thế chấp ngân hàng
  • Vay tín chấp ngân hàng
  • Phát hành trái phiếu
  • Vay qua thẻ tín dụng
  • Vay công ty tài chính
  • Vay nóng, cầm đồ
  • Cho vay ngang hàng

Đa dạng hoá nguồn vốn vay là ưu tiên của phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Một mặt, giúp gia tăng tổng hạn mức tín dụng, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời. Mặt khác, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn các nguồn vốn an toàn với chi phí hợp lý tại từng thời điểm.

1. Vay thế chấp (có tài sản bảo đảm) tại ngân hàng

Vay có tài sản bảo đảm: là khoản vay vốn được đảm bảo bằng tài sản như Bất động sản, xe ô tô, xe máy chuyên dùng, nhà xưởng, quyền tài sản hình thành trong tương lai, và tất nhiên là cả Sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu.

Tài sản bảo đảm trên có thể thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp hoặc các thành viên sở hữu doanh nghiệp, người đại diện pháp lý, thậm chí ban giám đốc và kế toán trưởng.

Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng đều chấp nhận tài sản của người thân như bố mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột của chủ doanh nghiệp, có thể thế chấp bảo lãnh cho khoản vay của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của MicroFund, lãi suất vay có tài sản bảo đảm của các ngân hàng tầm trung tại Việt Nam phổ biến từ 6.5% – 9%/năm và lãi suất vay trung hạn cao hơn ngắn hạn từ 2 – 3%/năm. Trong đó, các Ngân hàng quốc doanh có lãi suất cho vay thấp hơn nhờ giá huy động đầu vào thấp. Cụ thể:

  • BIDV: từ 6.5%/năm.
  • Vietinbank: từ 7%/năm.
  • MB Bank: từ 7%/năm.
  • ACB: từ 7%/năm.
  • TPBank: từ 6.8%/năm.

Tuy nhiên đa phần các Doanh nghiệp đều khó khăn về tài sản bảo đảm để có thể vay thêm. Việc này thường xuyên xảy ra ở Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn.

2. Vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm) tại ngân hàng

Vay tín chấp doanh nghiệp được triển khai tại một số ngân hàng TMCP như OCB, MSB, ABBank, TPBank, hay VPBank. Tuy nhiên, đa phần khách hàng hiện hữu đã có khoản vay bảo đảm bằng tài sản tại chính ngân hàng đó, có thể được xem xét cho vay thêm đến 100% tài sản bảo đảm, hoặc vượt 100% tài sản bảo đảm.

Một số ngân hàng triển khai cho vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ và vừa, cấp một hạn mức vay nhỏ để tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, sau đó dần chuyển các khoản vay có tài sản bảo đảm của doanh nghiệp từ ngân hàng khác về.

Lãi suất cho vay tín chấp phổ biến từ 18 – 22%/năm, bao gồm phí bảo hiểm tử kỳ (0.8 – 1%/năm). Thậm chí có Ngân hàng đóng gói sản phẩm cho vay tín chấp với sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ.

3. Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Lưu ý rằng, không phải trái phiếu nào cũng được đảm bảo 100% bằng tài sản đảm bảo. Khái niệm “bảo lãnh phát hành trái phiếu” không có nghĩa là trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản.

Trái phiếu là Chứng khoán nợ (giống như 1 khoản vay), hoàn toàn khác với Chứng khoán vốn (cổ phiếu, là khoản vốn góp vào vốn chủ sở hữu). Như vậy, Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả nợ Trái phiếu trước, rồi mới đến nghĩa vụ trả cho cổ đông sở hữu Cổ phiếu.

Lãi suất trái phiếu trong nửa đầu năm 2021 phổ biến quanh mức 10%/năm, ngoại trừ Ngân hàng, Công ty Chứng khoán do đặc thù riêng. Cá biệt một số doanh nghiệp tên tuổi huy động đến 14.5%, thậm chí 18%/năm. Cụ thể như sau:

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp 2021

Tuy lãi suất trái phiếu (có thể có bảo đảm bằng chính dự án đầu tư) có mức khá cao so với mặt bằng lãi suất ngân hàng, nhưng điều kiện phát hành ngày càng khó khăn và chỉ phù hợp doanh nghiệp vừa và lớn.

Ngoài ra, giá trị mỗi lô trái phiếu phát hành cũng dao động từ 100 tỷ đồng trở lên để đảm bảo gánh được các chi phí như kiểm toán, bảo lãnh phát hành, và phân phối trái phiếu.

4. Vay tín chấp qua thẻ tín dụng

Đa phần các Chủ doanh nghiệp đều có một hoặc nhiều thẻ tín dụng. Với đặc thù của các doanh nghiệp nhỏ: dòng tiền cá nhân và doanh nghiệp thường khó tách bạch, khiến thẻ tín dụng có thể dùng cho cả chi tiêu cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Ưu điểm của thẻ tín dụng là thanh toán trước, trả sau và được miễn lãi 45 ngày. Ngân hàng chỉ thu phí thường niên “tượng trưng” 200 – 400.000 đồng/năm, đủ trang trải chi phí cho cộng tác viên phát triển khách hàng.

Tuy nhiên, mấu chốt là không phải ai cũng ước tính chính xác dòng tiền sẽ về sau 45 ngày để được miễn lãi vay. Việc này tương tự như doanh nghiệp khó có thể xác định chính xác thời gian thu hồi công nợ, kéo theo trễ hạn thanh toán các nghĩa vụ, trong đó có thẻ tín dụng.

Đồng thời, nếu sử dụng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ phải trả chi phí từ 2 – 4%/lần rút tiền.

Theo khảo sát, lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng như sau:

  • Citibank (Cashback): 33%/năm.
  • HSBC (Chuẩn): 31.2%/năm.
  • VPBank (Lady): 26.28%/năm.
  • Maritimebank (Platinum Blue): 32%/năm.
  • BIDV (Flexi): 18%/năm.
  • VCB (Chuẩn): 18%/năm.
  • VIB (Cashback): 32.52%/năm.
  • Standard Chartered (Platinum Cashback): 28.84%/năm.

5. Vay tín chấp qua công ty tài chính

Các công ty tài chính và Ngân hàng đều có hoạt động tuân thủ Luật các Tổ chức tín dụng, do vậy họ đều bị điều chỉnh và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, Công ty tài chính chỉ cho vay khách hàng cá nhân với mức tối đa 100 triệu đồng/khách hàng. Số tiền này tuy không lớn, nhưng cũng giải quyết được cho doanh nghiệp, đặc biệt là Doanh nghiệp nhỏ nhiều nhu cầu đột xuất như chi lương, trả chi phí vận hành,…

Một số Công ty tài chính có thể kể đến như FE Credit, Prudential Finance, Home Credit, MC Credit, SHB Finance. Lãi suất vay phổ biến từ 37% – 60%/năm, tính theo dư nợ giảm dần.

6. Vay nóng hoặc cầm đồ

Vay nóng là việc chủ doanh nghiệp vay nhanh một khoản tiền từ người quen, bạn hàng hoặc các mối quan hệ khác. Theo khảo sát của chúng tôi, lãi suất này phổ biến từ 3 – 6%/tháng (tương đương 36% – 72%/năm) tuỳ thuộc mối quan hệ, và thường trả lãi suất ngay đầu kỳ.

Cầm đồ là việc người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền. Đây là kênh có từ khá lâu đời, có mạng lưới rộng khắp và được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng trong những lúc cấp bách. Phí và lãi suất thường trên 4%/tháng (tương đương 48%/năm).

Cần lưu ý rằng, Lãi suất cho vay nặng lãi được quy định trong Bộ luật dân sự, là từ mức 100%/năm trở lên.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp sẽ áp dụng thêm các loại Phí và Phí phạt trả chậm khiến tổng chi phí của khoản vay đội lên rất cao, và đây là hình thức lách luật.

7. Vay tín chấp tại các nền tảng cho vay ngang hàng P2P Lending

Cho vay ngang hàng là việc các cá nhân, tổ chức cho vay trực tiếp doanh nghiệp mà không cần thông qua ngân hàng. Trong quá trình này có sự tham gia của tổ chức kết nối, thường là một doanh nghiệp công nghệ, phụ trách đánh giá hồ sơ vay vốn, đánh giá tín nhiệm khách hàng vay, xử lý quy trình hợp đồng và hỗ trợ nhắc nợ.

Tại Việt Nam có gần 100 nền tảng cho vay ngang hàng, nhưng hơn 90% là cho vay cá nhân.

Một mặt do cho vay Doanh nghiệp cần tổng mức vốn lớn (hàng ngàn tỷ) và lãi suất phải thấp hơn nhiều so với tín dụng tiêu dùng, hay thẻ tín dụng. Ngoài ra, quy trình đánh giá khoản vay doanh nghiệp phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn, khó có thể tự động hoá được.

Một số nền tảng cho vay doanh nghiệp và lãi suất tham khảo như sau:

Như vậy, lãi suất vay tín chấp doanh nghiệp bao nhiêu mới là hợp lý?

Nếu Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn kịp thời mà không phụ thuộc vào tài sản bảo đảm, giúp thanh khoản dòng tiền, chớp thời cơ kinh doanh hoặc để giữ uy tín với nhà cung cấp, thì chi phí này khó đong đếm được.

Trong tình huống này, lãi suất cao (2% – 3%/tháng) lại trở nên hợp lý, và Doanh nghiệp thường sử dụng tạm thời vài tháng.

Ngay tại Mỹ, nơi có nền kinh tế rủi ro thấp, Lãi suất vay không tài sản bảo đảm của nền tảng P2P Lending như LendingClub từ 10.68 – 35.89%/năm, trong khi lãi suất huy động chỉ ở mức 2.5%/năm) vẫn thu hút hàng triệu khoản vay, với tổng mức cho vay hơn 47,2 tỷ USD, lớn hơn tổng dư nợ của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV).

Lãi suất cho vay ngang hàng tại Mỹ

Tại Singapore, một nền tảng P2P Lending cho doanh nghiệp là Funding Societies được hỗ trợ bởi SoftBank và Sequoia cũng đã giải ngân được 1.67 tỷ SGD, tương đương 29.000 tỷ đồng, hay bằng ½ tổng dư nợ của Ngân hàng ABBank.

Như vậy, chỉ chính doanh nghiệp mới nắm rõ hiệu quả phương án kinh doanh, hoặc mục tiêu cần đạt được trong ngắn hạn, để có thể đánh giá Lãi suất vay bao nhiêu thì hợp lý.

Việc nắm bắt đầy đủ các kênh tiếp cận vốn tín chấp hiện nay sẽ giúp doanh nghiệp từng bước đa dạng hoá các nguồn vốn vay, nhằm giảm rủi ro thiếu hụt vốn, nắm chắc thế chủ động trong hoạt động kinh doanh.

MicroFund

Vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ online?

vay tin chap doanh nghiep

Vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ là sản phẩm ít phổ biến tại Việt Nam, còn đối với việc thực hiện sản phẩm này hoàn toàn online thì gần như chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam triển khai được.

vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ

Với sự ảnh hưởng của COVID-19, nhiều doanh nghiệp kích hoạt chương trình làm việc tại nhà (WFH – Work from home).

Một mặt, sự thay đổi tạo ra nhiều thách thức so với cách thức quản lý truyền thống, nhưng lại mở ra cơ hội chưa từng có để chuyển đổi quy trình cung ứng và sử dụng sản phẩm dịch vụ từ off-line lên online.

Đối với ngành dịch vụ tài chính: ngân hàng và Fintech

Dịch vụ tài chính ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong ứng dụng công nghệ, đã rất thành công trong số hoá quy trình thanh toán, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong số hoá quy trình tín dụng, đặc biệt là quy trình thẩm định tín dụng Doanh nghiệp, và khó hơn nữa khi khoản vay là tín chấp.

Về phía ngân hàng, để khách hàng đăng ký vay online rất dễ, chỉ cần khai báo thông tin, upload hồ sơ, nhưng cuối cùng vẫn phải chuyển qua off-line gặp gỡ khách hàng, đối chiếu hồ sơ bản chính và thẩm định thực tế. Quy trình cần 1 hoặc thậm chí 2 nhân sự ngân hàng tham gia, với thời gian giải quyết hồ sơ từ 1 – 2 tuần.

Mô hình này rất ổn cho các khoản vay từ 1 – 3 tỷ, nhưng chưa hiệu quả về mặt chi phí khi áp dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ vay chỉ vài trăm triệu đồng. Giả định doanh nghiệp nhỏ vay tín chấp là nhiều, với dung lượng thị trường đủ hấp dẫn, thì việc thiết kế quy trình riêng cho phân khúc này là hợp lý.

Chúng tôi ước tính thị trường vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ có thể lên tới 30 tỷ USD (lớn hơn tổng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Agribank). Nhu cầu của các món vay “nhỏ lẻ” này không thể tiếp cận các kênh nhận vốn khác như thị trường chứng khoán hay trái phiếu (kể cả trường hợp phát hành trái phiếu đơn lẻ).

Cho vay tín chấp doanh nghiệp: cần quy trình tinh gọn để có thể chuyển dịch lên online

Quy trình thẩm định tín dụng vẫn luôn là việc khó khăn nhất

Việc thẩm định Doanh nghiệp có thể làm gần như online toàn bộ, từ xác minh danh tính (qua hoá đơn điện nước, selfie, chia sẻ location,…) hay sử dụng luôn dịch vụ eKYC do nhiều đối tác thực hiện, cho đến đánh giá hồ sơ pháp lý qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế.

Đối với dữ liệu tài chính, có thể dựa trên Báo cáo tài chính nộp thuế xuất từ iTaxViewer có chữ ký điện tử, sao kê tài khoản ngân hàng; và công cụ mạnh mẽ của ngành Ngân hàng là Báo cáo tín dụng do Trung tâm tín dụng Quốc gia – Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp.

Tuy nhiên, kể cả khi các thông tin được khách hàng nộp online và đã được đối chiếu và xác thực online, thì việc ra quyết định cho vay cũng cần dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng khoản vay hay xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Các mô hình này cần xây dựng dựa trên các dữ liệu thu thập được và giảm thiểu hoặc loại bỏ các ý kiến chủ quan của chuyên gia phê duyệt.

Ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân

Sau khi cấp hạn mức vay vốn, việc ký hợp đồng có thể thực hiện online bằng chữ ký điện tử, và giải ngân chuyển khoản dựa trên lịch sử giao dịch với các nhà cung cấp thường xuyên trên sao kê của khách hàng.

Trong quy trình đã tương đối chặt chẽ này, rất nhiều điểm tiếp xúc có thể khởi đầu cho việc bán chéo sản phẩm như chi lương, mở thẻ, mua bán ngoại tệ, phát hành bảo lãnh,… và các bên tham gia hoàn toàn tiết kiệm được các cuộc gặp gỡ không cần thiết.

Vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ online: những giá trị nhận được

Một khi Tổ chức tín dụng đã chuyển đổi số thành công quy trình vay tín chấp doanh nghiệp, thì giá trị nhìn thấy rõ rệt. Chi phí vận hành bao gồm tiếp cận, thu thập hồ sơ, tái thẩm định và ký kết hợp đồng ngay lập tức giảm xuống từ 50% – 70%, tương tự như lợi thế chi phí khi mua hàng online. Quan trọng hơn hết là trải nghiệm khách hàng về một ngân hàng hiện đại, xoá bỏ đi hình ảnh khó khăn, phức tạp, thiếu minh bạch.

Về phía khách hàng, chi phí tiếp cận một khoản vay cũng sẽ giảm nhờ quy trình hoàn toàn online, đồng thời nhận được lãi suất thấp hơn do Ngân hàng chia sẻ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là khi khách hàng trải nghiệm quy trình và có niềm tin thì thói quen sử dụng dịch vụ tín dụng từ off-line sang online là khó đảo ngược.

Nhìn về thành công của các Ngân hàng “theo sau” với chính sách linh hoạt: cấp thẻ tín dụng cho các khách hàng đã có thẻ tín dụng tại Citibank, HSBC,… và các NEO Bank đi đầu trong khu vực, chúng ta có thể tin tưởng rằng Cho vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn online có thể sớm được triển khai đầu tiên từ các Ngân hàng Việt.

MicroFund