Cơ hội cho các ngân hàng chiếm lĩnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME tại Việt Nam
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của SMEs tại Việt Nam sau đại dịch
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là xương sống của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, nơi các doanh nghiệp này đóng góp gần 70% GDP và 80% việc làm trong năm 2020. Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động.
Sau giai đoạn chuyển đổi số vừa qua, SME tại Việt Nam là phân khúc sôi động và sẵn sàng tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để các ngân hàng giành thêm thị phần, đặc biệt trong phân khúc SME còn bỏ ngỏ.
Thực trạng bỏ lỡ của các ngân hàng và cơ hội cạnh tranh trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME
Hiện nay, các ngân hàng thường tập trung vào sản phẩm cho vay thế chấp – là các khoản vay có giá trị lớn và cần có tài sản đảm bảo. Việc yêu cầu thẩm định dựa vào tài sản đảm bảo là không phù hợp với một số doanh nghiệp SME.
Ngoài ra, các ngân hàng tiếp tục thúc đẩy các quy trình và thẩm định tín dụng thương mại truyền thống, vốn phù hợp hơn với doanh nghiệp lớn mà không điều chỉnh cho phù hợp với SME.
Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng chưa có được một quy trình số liền mạch giữa trực tuyến và trực tiếp (O2O) để tiếp nhận và phục vụ khách hàng SME.
Phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME đã đặt ra một thách thức, đó là không có nhiều ngân hàng tại Việt Nam phục vụ hoặc giải quyết đầy đủ các nhu cầu của phân khúc này, vì chi phí vận hành và chi phí rủi ro cao. Đây là thị trường còn “bỏ ngỏ” với nguồn cung hạn chế, và có cơ hội tạo thêm 500 ngàn tỉ đồng dư nợ từ 1-2 triệu khách hàng vay mới, theo phân tích của McKinsey.
Với giá trị tiềm tàng có thể tạo ra, tin chắc rằng, nếu nhanh chóng cân nhắc và đưa ra giải pháp phù hợp, các ngân hàng có thể giành được lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SMEs.
Ngược lại, đối với các doanh nghiệp SME và MSME, cần chủ động rà soát và khắc phục những yếu kém để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Xem thêm Bí quyết vay vốn thành công dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây)
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có gói tài trợ riêng dành cho SMEs, cấp hạn mức tín chấp dựa trên: năng lực tài chính, phương án kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay thông qua MicroFund – một nền tảng kết nối Doanh nghiệp nhỏ SMEs vay tín chấp tại các Ngân hàng và Tổ chức uy tín. Đăng ký tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Leave a Reply