Category KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

Bí mật của may mắn mà Doanh nhân cần biết

Micro Fund - Bi Mat May Man

Trong cuộc sống và trong kinh doanh, chúng ta luôn mong chờ gặp nhiều may mắn. Cũng có nhiều trường hợp, may mắn đến liên tục với một vài người, nhưng lại chưa hề mỉm cười với nhiều người khác.

Tác giả cuốn sách Bí mật của may mắn, là Alex Rovira và Fernando Trias de Bes, đã chia sẻ 12 bí mật của may mắn. Những giá trị đúc kết đã giúp cho cuốn sách lọt vào Best Seller và được tái bản liên tục năm này qua năm khác.

Cuốn sách này cũng đã có nhiều ảnh hưởng trong việc xây dựng các Giá trị cốt lõi của MicroFund, và chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới tác giả,

#bimatcuamayman

Trích: Bí mật của may mắn (Alex Rovira & Fernando Trias de Bes)

10 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà lãnh đạo

Đây là những sai lầm hay mắc phải nhất của các nhà lãnh đạo và sẽ phá huỷ tất cả những thành quả mà bạn cố gắng xây dựng. Do vậy, biết được điều gì không nên làm cũng cần thiết như biết việc gì nên làm.

nhà lãnh đạo
From: Freepik

1. Không có khả năng tổ chức, sắp xếp các chi tiết

Người lãnh đạo tốt cần biết cách tổ chức, tìm hiểu và hiểu được tất cả những chi tiết dù là nhỏ nhất. Không có nhà lãnh đạo nào thật sự “quá bận rộn“ đến mức không thể làm bất cứ điều gì trong phạm vi chức trách của mình.

Nếu ai đó, cho dù là lãnh đạo hay nhân viên, nói rằng vì quá bận nên không thể thay đổi kế hoạch của mình hay chú ý đến những vấn đề cấp bách khác tức là họ thừa nhận sự hạn chế của mình.

Muốn thành công, người lãnh đạo cần biết làm chủ mọi chi tiết liên quan đến công việc của mình và nhân viên dưới quyền, và dĩ nhiên để làm được điều này anh ta cần phải biết sử dụng những người trợ lý đắc lực giúp việc cho mình hay ủy thác công việc cho những cộng sự đáng tin cậy khác.

2. Không sẵn lòng làm những việc “thấp kém“

Những người lãnh đạo giỏi thật sự luôn sẵn sàng làm những việc họ muốn người khác thực hiện khi hoàn cảnh yêu cầu họ làm vậy. ”Người vĩ đại nhất là đầy tớ của tất cả mọi người” là chân lý mà tất cả những nhà lãnh đạo có tài đều tuân thủ và tôn trọng.

Nếu bạn cho rằng Lãnh đạo chỉ làm những việc “to như bánh xe bò” và không cần đụng tới các việc nhỏ của nhân viên cấp dưới, thì bạn có thể đang phạm sai lầm.

3. Mong muốn được trả công cho những thứ họ “biết“ thay vì sử dụng nó để làm việc

Thế giới này không trả tiền cho những gì bạn nói trong khi người khác làm, ngoại trừ bạn được công nhận là một nhà tư vấn chuyên nghiệp.

Những gì người lãnh đạo biết cần truyền tải và vận dụng vào các công việc cụ thể, triển khai biến ý tưởng thành các giá trị thực tiễn.

4. Lo sợ cạnh tranh với cấp dưới

Nếu vị sếp nào lo sợ nhân viên giỏi hơn và thay thế mình thì chắc chắn điều đó trước sau gì cũng sẽ đến. Người lãnh đạo tài ba luôn sẵn lòng đào tạo, huấn luyện lớp người kế cận để có thể ủy thác và giao phó trách nhiệm công việc cụ thể.

Chỉ bằng cách đó, người lãnh đạo mới có thể “phân thân“ ở nhiều nơi và chú ý nhiều việc khác nhau cũng một lúc.

Có một sự thật luôn đúng là người lãnh đạo có khả năng khuyến khích người khác làm việc bao giờ cũng được trả công nhiều hơn so với số tiền kiếm được nếu họ tự làm việc đó.

Người lãnh đạo tài năng sẽ sử dụng kiến thức và sức hút cá nhân với những người xung quanh để nâng cao hiệu quả làm việc của người khác, khiến họ làm việc nhiều hơn và tốt hơn những điều họ có thể làm nếu không có sự trợ giúp này.

5. Thiếu trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng giúp lãnh đạo “nhìn thấy” tương lai, nắm bắt cơ hội tiềm năng cũng như ươca lượng các rủi ro tiềm tàng.

Nếu thiếu trí tưởng tượng, người lãnh đạo sẽ không thể đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra và lập kế hoạch hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện một cách hiệu quả.

6. Tính ích kỷ

Đó là mẫu người luôn giành về mình tất cả những vinh quang, phần thưởng từ công việc đã hoàn thành mà không hiểu rằng nhân viên của mình có thể cảm thấy bất công.

Người lãnh đạo thông minh sẽ không ham mê vinh quang. Người lãnh đạo cần hiểu rằng mọi người sẽ làm việc tốt hơn nữa nếu họ được khen ngợi và đánh giá cao chứ họ không chỉ đơn thuần làm việc vì tiền.

7. Không có khả năng kiềm chế

Chẳng có nhân viên nào lại tôn trọng người lãnh đạo không biết kiềm chế. Thêm nữa, sự thiếu kiềm chế dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể phá hủy khả năng lãnh đạo lâu dài của bất cứ ai.

Ngày nay, lãnh đạo phải mang nhiều yếu tố cảm xúc theo nghĩa có khả năng kiểm soát. Năng lực trí tuệ cảm xúc – EQ ngày càng được đánh giá cao, giúp lãnh đạo vượt qua được các cảm xúc nhất thời.

8. Bất trung

Lẽ ra đặc điểm này phải đứng đầu trong danh sách các sai lầm của các nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo không trung thành với niềm tin và nhiệm vụ của họ, với cấp trên hay cấp dưới, thì không thể giữ vai trò lãnh đạo lâu dài.

Người ta sẽ luôn khinh thường những người đánh mất sự tín nhiệm. Việc không trung thành với lời nói và việc làm chính là một trong những  nguyên nhân dẫn đến thất bại trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống.

9. Độc đoán

Người lãnh đạo tài ba không nên khiến cho nhân viên cấp dưới của mình sợ hãi. Những người lãnh đạo thích dùng “quyền lực“ để gây sức ép với nhân viên đã trở nên lỗi thời.

Nếu là một nhà lãnh đạo thật sự, bạn không cần phải “quảng cáo” những thế mạnh của bản thân. Hãy đạt được những điều đó bằng cách thể hiện sự hiểu biết, cảm thông, trung thực, công minh và sự hiểu biết về công việc của mình.

10. Quá coi trọng danh hiệu

Không nhất thiết phải có danh hiệu thì người lãnh đạo mới được nhân viên của mình tôn trọng. Người quá coi trọng danh hiệu thường không có gì ngoài thứ ấy.

Những cánh cửa đi đến văn phòng của các nhà lãnh đạo thực sự luôn mở rộng cho bất kì ai mong muốn bước vào mà không cần thủ tục hay lễ nghi khoa trương gì cả.

Trích: Nghĩ giàu làm giàu – Napoleon Hill

Thế nào là nhà lãnh đạo thành công

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo thành công, từ chủ doanh nghiệp nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn. Chỉ cần hội tụ đủ 11 nhân tố làm nên sự thành công ấy.

Lãnh đạo thành công
Image: Freepix

1. Lòng dũng cảm kiên định

Điều này tuỳ thuộc vào kiến thức và nghề nghiệp của mỗi người. Chẳng có nhân viên nào muốn làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà lãnh đạo thiếu can đảm và tự tin. Chẳng có người thừa lệnh thông minh nào lại chấp nhận một người sếp như vậy.

2. Tự kiểm soát

Những người không biết tự kiểm soát bản thân thì chắc chắn cũng không thể kiểm soát được người khác. Kiểm soát bản thân chính là tấm gương để nhân viên noi theo và tự cố gắng vươn lên để được như lãnh đạo của mình.

3. Công bằng

Nếu người lãnh đạo không công bằng thì sẽ không được nhân viên dưới quyền tôn trọng.

4. Có quyết định rõ ràng

Nếu lãnh đạo hay tỏ ra không cương quyết và dao động trong các quyết định, không tự tin vào bản thân mình tức là anh ta không thể lãnh đạo người khác.

5. Có kế hoạch cụ thể

Người lãnh đạo thành công nào cũng có kế hoạch làm việc cụ thể và làm việc theo kế hoạch đó. Người lãnh đạo làm việc chỉ dựa trên phỏng đoán không có kế hoạch chi tiết cụ thể và khả thi thì cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếc thuyền tròng trành không buồm, không bánh lái và cứ thế trôi theo dòng, sớm muộn gì con thuyền của bạn sẽ lao vào đá và chìm nghỉm trong dòng nước.

6. Thói quen làm việc nhiều hơn mức lương được trả

Một trong những điều khổ sai của người lãnh đạo là họ phải làm việc nhiều hơn và tốt hơn những gì họ yêu cầu cấp dưới.

7. Tính cách dễ chịu

Chẳng có ai luộm nhuộm hay vô tổ chức lại trở thành nhà lãnh đạo thành công cả. Người lãnh đạo cần phải được cấp dưới tôn trọng. Nhân viên cấp dưới chắc chắn sẽ không tôn trọng lãnh đạo của mình nếu người lãnh đạo không chú ý đến những yếu tố cần thiết tạo nên một tính cách dễ chịu.

8. Cảm thông và thấu hiểu

Nhà lãnh đạo thành công phải biết cách thông cảm với nhân viên dưới quyền. Ngoài ra anh ta phải hiểu được nhân viên và các vấn đề của họ.

9. Nắm vững các chi tiết

Một nhà lãnh đạo thành công cần kiểm soát được công việc đến từng chi tiết nhỏ.

10. Sẵn lòng chịu toàn bộ trách nhiệm

Người lãnh đạo thành công luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu người dưới quyền mắc sai lầm. Những người thích né tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác sẽ không giữ được cương vị lãnh đạo của họ lâu dài. Nếu một trong số những nhân viên của họ mắc lỗi và không làm tốt công việc của mình, người lãnh đạo cần hiểu rằng chính anh ta mới là người thất bại và có lỗi.

11. Hợp tác

Người lãnh đạo cần hiểu và áp dụng nguyên tắc cùng nỗ lực hợp tác và thuyết phục được cấp dưới cũng làm như vậy. Nhà lãnh đạo cần có sức mạnh và sức mạnh thì cần có sự hợp tác.

Trích: Nghĩ giàu làm giàu – Napoleon Hill

Điều gì khiến nhân viên làm việc hiệu quả

Khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả cũng như làm thế nào để tạo động cơ làm việc của nhân viên. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý và không khó để thực hiện.

Khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả
Khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả

Khi được hỏi về phẩm chất quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo cần có để đưa công ty vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, câu trả lời của lãnh đạo các công ty hàng đầu thế giới nhìn chung không khác nhau, họ đều cho rằng đó là khả năng tạo động cơ thúc đẩy con người.

Làm sao để người ta sẵn lòng làm nhiều hơn so với yêu cầu công việc. Bạn làm điều này như thế nào? Làm thế nào để người khác sẵn sàng cống hiến nhiều hơn cái họ phải làm tương xứng theo mức lương? Bạn làm thế nào để họ nỗ lực nhiều hơn cho dự án?

Người ta gọi tên điều đó bằng một thuật ngữ chuyên dụng: nỗ lực theo thiện chí. Điều đó có nghĩa là bạn có nỗ lực làm việc cho dự án hay không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chính bạn vì bạn đang làm việc tương xứng với những gì được yêu cầu thực hiện và cũng như tương xứng với mức lương được trả; tuy nhiên, con người vẫn còn có thể làm nhiều hơn nếu họ thật sự muốn.

Hãy làm cho nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của công việc

Nhiều năm trước đây, người ta đã tiến hành một cuộc điều tra trên 1.563 tổ chức công nghiệp, giáo dục và cơ quan chính phủ nhằm tìm ra nguyên nhân khiến người ta sẵn lòng cống hiến thêm các nỗ lực và yếu tố hàng đầu chính là trách nhiệm đối với công việc của chính họ.

Khi con người bị buộc giữ trách nhiệm hoặc được trao nhiệm vụ hoặc chịu trách nhiệm về năng lực của chính họ, họ có khuynh hướng đầu tư nhiều hơn cho công việc.

Nhân viên cần có cảm giác được đánh giá cao

Khi con người cảm thấy được đồng nghiệp và cấp trên trân trọng, khi họ cảm thấy việc mình đang làm sẽ mang lại một ý nghĩa nào đó cho thế giới này, họ có khuynh hướng cống hiến bản thân cho công việc.

Trong khi đó, Tiền lương được xếp ở cuối danh sách các nhân tố gây ảnh hưởng. Nó chỉ trở thành vấn đề quan trọng khi xét đến giác độ công bằng hoặc bất công.

Khuyến khích nhân viên: Lãnh đạo nên bắt đầu từ những quan sát và hành động đơn giản

Một lần tôi (Jim Cathcart) đến phi trường, trong khu vực ăn uống, nơi có khoảng 5-6 quầy phục vụ và một khu vực chỗ ngồi. Tôi bước vào và nhận thấy ở đấy đang đông nghịt người.

Tôi quyết định không xếp hàng chờ phục vụ, thay vào đó, đi xem xét xung quanh. Tôi mua một tách cà phê và một bánh xốp. Đứng sang một bên và nhâm nhi thưởng thức bánh, ngắm nhìn người ta đang tranh nhau từng chỗ ngồi.

Và tôi quan sát một cậu bé phục vụ bàn, cậu ta đang lau dọn và trông anh ta như thế này, vai thụp xuống, mặt dài ra, rất bi quan đang lê mình từng bước chậm chạp từ bàn này sang bàn khác, chậm chạp nhấc khay và dọn dẹp ly tách. Cậu ta chẳng màng nhìn ai, lặng lẽ lau bàn, đổ rác. Sau đó cậu chuyển sang bàn khác, tôi tiếp tục theo dõi cậu và có cảm giác chán nản.

Thật điên rồ khi mãi quan sát gã này, tôi cho rằng đã đến lúc ai đó nên làm điều gì đó, và tôi quyết định mình sẽ làm. Tôi bước đến vỗ vai cậu ta. Cậu ta giật bắn người. Tôi tin chắc rằng cậu nghĩ mình sắp gặp rắc rối.
Tôi nói với cậu: “xin lỗi”. Anh ta đáp “vâng”. Rồi tôi tiếp lời: “hành động của cậu chắc chắn làm nên sự khác biệt”. Cậu trả lời: “ồ không, ông muốn nói gì?”.

Cậu bắt đầu chuẩn bị chống chế, nhưng chẳng có gì phải chống chế cả. Tôi nhắc lại rằng hành động của cậu chắc chắn làm nên sự khác biệt. Cậu thắc mắc: “Bằng cách nào chứ?” Tôi đáp lại: “hãy quan sát mọi người kìa”. Cậu trả lời: “Tôi biết chứ”.

Tôi tiếp lời: “ở đây dường như quá nhỏ hẹp, không đủ chỗ cho mọi người, và nếu cậu không lau dọn sạch bàn, đồ thừa khắp mọi nơi, vi sinh vật sẽ phát triển, điều này không tốt cho sức khỏe và người ta sẽ không đến đây nữa. Công việc của cậu giúp cho cuộc sống của những người đến đây tốt hơn đấy. Tôi nghĩ rằng tôi nên cảm ơn cậu đã làm việc này”, và cất bước đi.

Cậu ta lặng người và đứng yên như một pho tượng, nhìn tôi. Sau khi tôi đi được một quãng độ 10 feet, tôi liếc nhìn lại, và chỉ trong quãng thời gian tôi đi 10 feet, cậu ta cao thêm 6 inches. Lúc này, cậu ta không phải là người phục vụ nữa.

Tất cả những điều bất ngờ này trở thành một nguồn động lực để phục vụ và giao tiếp với mọi người. Cậu ta chuyển từ một bộ dạng tiêu cực sang bộ dạng bình thường. Và cậu ta cũng chuyển từ tâm trạng chán nản công việc sang biểu hiện quan tâm, thỉnh thoảng còn đưa mắt giao tiếp với khách hàng.

Jim Cathcart