Archives 2021

Cho vay ngang hàng – xu hướng và thực trạng

P2P Lending

Trong những năm gần đây, hình thức cho vay ngang hàng (P2P) trên nền tảng Internet không ngừng phát triển, như một giải pháp thay thế hình thức cho vay ngân hàng. Với đối tượng là các nhà đầu tư sẵn sàng cho vay với những người tìm kiếm khoản vay, loại bỏ nhu cầu trung gian từ phía ngân hàng, hoàn toàn phù hợp với nền tảng cho vay P2P trên thị trường trực tuyến. Trong đó người vay có thể là một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tương tự người cho vay có thể là một cá nhân hoặc tập thể.

Peer-to-Peer Lending là gì?

Peer-to-Peer lending (P2P) còn được gọi là cho vay ngang hàng, là mô hình cho vay được thực hiện trên nền tảng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp người vay và người cho vay với nhau không thông qua trung gian. Qua đó, các công ty sẽ cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến nhằm hỗ trợ người vay kết nối trực tiếp với người cho vay. Toàn bộ hoạt động cho vay, trả nợ giữa hai bên sẽ được nên tảng trực tuyến lưu trữ và ghi nhận bằng các bảng điện tử, số hóa.

Đặc điểm P2P Lending

Tối đa hóa mức lợi nhuận so với hình thức cho vay truyền thống của các tổ chức tín dụng.

Công ty P2P lending đóng vai trò trung gian kết nối mọi người.

Nhà đầu tư có thể theo dõi nguồn lợi nhuận của mình từ phía khách hàng vay dễ dàng, mọi quy trình đều tuân thủ đúng pháp luật.

Hoạt động trên nên tảng trực tuyến, tiện lợi và các giao dịch vay tiền thao tác nhanh chóng.

Toàn bộ quy trình đều thực hiện theo quy định pháp lý.

Nâng cao khối lượng khách hàng tiềm năng trên nền tảng P2P lending.

Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận vốn vay dễ dàng. Phát triển đa dạng với nhiều loại hình cho vay, đặc biệt là hình thức vay tín chấp, quản lý, đánh giá thông tin và xếp hạng tín nhiệm người đi vay dưa vào các hệ thống được tính hợp trong phần mềm chuyên dụng.

Một hệ thống Đánh giá tín nhiệm tham khảohttps://www.microfund.vn/temporary

Toàn bộ dữ liệu cung cấp từ phía khách hàng sẽ được lưu trữ trên hệ thống, tiện lợi và chi phí thấp.

Lợi ích của hoạt động P2P Lending

Mô hình P2P Lending đang phát triển với quy mô lớn trên nhiều quốc gia, nhờ vào lợi ích mà mô hình mang lại cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp vay vốn.

  • Nhà đầu tư: Có nhiều cơ hội đa dạng hóa và quản lý rủi ro tốt hơn với nhiều hình thức hoạt động với mức thời hạn đa dạng.
  • Doanh nghiệp vay vốn: Doanh nghiệp vay vốn sẽ được giảm chi phí lãi suất, vì các dịch vụ được cung cấp đều hoạt động trên nền tảng Fintech, giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lưới phân phối và hoạt động so với các kênh truyền thống.

Rủi ro của hình thức cho vay P2P

Tuy đã phát triển nhiều năm trên thị trường tín dụng, nhưng hình thức cho vay ngang hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro:

  • Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Vì không được bảo hiểm an toàn như các kênh ngân hàng, nên các khoản cho vay của nhà đầu tư có thể bị mất hoặc trả chậm khi khách hàng vay rơi vào tình trạng không thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính vay nợ.
  • Các rủi ro trong quá trình thanh khoản: Cả hai bên đơn vị đều không thể dừng hợp động khi chưa đến kỳ hạn thanh toán.
  • Các rủi ro trong hệ thống: P2P hoạt động trên nền tảng trực tuyến, rủi ro về các trường hợp lỗi hệ thống luôn tồn tại. Vì vậy, rủi ro về dữ liệu chứng thực hoạt động vay rất cao, dẫn đến khả năng mất hoàn toàn vốn vay.

Lựa chọn giữa cho vay ngang hàng và cho vay truyền thống?

Đánh giá sự khác nhau lớn nhất giữa mô hình P2P lending và mô hình cho vay truyền thống là mức chi phí. Ngoài ra, khả năng hoạt động nhanh chóng và sự thuận tiện là yếu tố hàng đầu giúp P2P lending đứng vững trên thị trường tài chính thế giới chỉ sau hơn 10 năm chính thức ra mắt.

P2P LendingCho vay truyền thống
– Trang thiết bị, nguồn nhân lực.
– Số lượng nhân viên ít.
– Hoạt động thông qua Website, chỉ cần hội sở chính và công ty đại diện.
– Trang thiết bị, nguồn nhân lực.
– Số lượng nhân viên lớn.
– Các chi nhánh ngân hàng được phân bố khắp cả nước.
Bảng: So sánh chi phí đầu tư giữa mô hình P2P Lending và mô hình cho vay truyền thống

Bên cạnh đó, P2P lending nổi trội hơn mô hình cho vay truyền thống về chất lượng với 3 tiêu chí:

  • Lãi suất: Áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại, lược bỏ các khâu trung gian, mô hình P2P lending đem đến tỷ lệ sinh lời cao (14-20%/năm). Lãi suất của mô hình P2P lending được đánh giá rất hập dẫn và đa dạng so với việc lãi suất gửi tiết kiệm truyền thống của ngân hàng (3-7%/ năm). Nhà đầu tư có thể tăng khả năng sinh lời từ lãi suất kép. Ngoài ra mô hình P2P lending còn có nhiều tính năng giúp nhà đầu tư liên tục tái đầu tư nguồn vốn của mình (như tính năng “Đầu tư thông minh” của CTCP Lendbiz)
  • Nền tảng công nghệ: Nền tảng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mô hình P2P lending, giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch dễ dàng, tính bảo mật cao. Nền tảng công nghệ mang lại sự đa dụng trong mô hình, giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lộ trình đầu tư của mình.
  • Khả năng thẩm định và quản trị rủi ro: Các công ty áp dụng mô hình P2P lending kết nối vốn cho doanh nghiệp sẽ có nghiệp vụ thẩm định và các tiêu chí đánh giá rõ ràng. Trong hoạt động cho vay luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, các đối tượng vay vốn sau khi qua thẩm định của doanh nghiệp cho vay vẫn có thể gặp xảy ra những tình trạng bất ngờ trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính nợ vay của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp P2P lending cần xây dựng một hệ thống chính sách thu hồi và xử lý rủi ro để đảm bảo tối đa lợi ích của nhà đầu tư.

Xu hướng hình thức P2P Lending toàn cầu

Trước đây các hình thức cho vay truyền thống (cung cấp các khoản vay đầy đủ) của các ngân hàng chỉ nhắm đến đối tượng cho vay là những doanh nghiệp lớn, do vậy họ luôn gặp khó khăn trong việc cho vay với nhóm đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhưng sự phát triển của hình thức cho vay P2P chính là cơ hội đối với việc cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Với hệ thống cho vay truyền thống, các ngân hàng luôn hạn chế cho vay với nhóm đối tượng SMEs vì rủi ro cao về xác suất vỡ nợ, nguồn dữ liệu đầu vào của các công ty nhỏ kém chất lượng, quy mô hoạt động nhỏ, dẫn đến khả năng sinh lời từ việc cho vay không cao, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để có thể nhận được nguồn hỗ trợ vốn.

Theo thống kê các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 55% GDP trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và chiếm 60% việc làm trên toàn thế giới (Edinburgh Group), vì vậy cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của SMEs sẽ ảnh hưởng rất nhiều về lợi ích của nền kinh tế. Bên cạnh đó việc cạnh tranh từ nền tảng P2P cũng có thể thức đẩy các ngân hàng chiếm lại thị phần bằng cách mở rộng thêm các khoản vay cho SMEs cũng như việc cải thiện dịch vụ của họ.

Nền tảng cho vay P2P đã giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các quy trình tự động nhằm giảm chi phí và dữ liệu được sử dụng trong các mô hình rủi ro tín dụng là dữ liệu phi truyền thống. Cho vay P2P và các hình thức tài trợ Fintech khác đã phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, và mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới hoàn toàn khác nhau.

Vì đang ở giai đoạn phát triển nên khối lượng tín dụng Fintech trên thế giới còn thấp như ở Châu Á và Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) là 1,1 tỷ USD và ở khu vực đồng euro (Eurozone) là dưới 1 tỷ USD (BIS 2017).(1)*

Thực trạng hình thức P2P Lending tại Việt Nam

Với sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), Việt Nam đã phát triển mô hình P2P lending với hơn 40 công ty đang hoạt động (Tima Lender, Lendbiz, Eloan, VnVon, Fiin,…). Trong số hơn 40 doanh nghiệp P2P lending đang hoạt động trên thị trường, có những doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả với phân khúc nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.(2)*

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hoạt động này vẫn chưa được có những quy định điều chỉnh riêng biệt của pháp luật dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, tại thị trường Việt Nam thời gian qua cho thấy, đang tồn tại nhiều hạn chế liên quan đến hoạt động P2P lending không đúng với ý nghĩa của nó như: các quảng cáo không minh bạch mức lợi nhuận, thông tin về rủi ro khi tham gia chưa được chính xác, mức lãi suất cao hơn so với quy định chung,…

Vì vậy, mô hình hoạt động P2P lending tại thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần được hoàn thiện hơn về mọi mặt, bên cạnh đó hoạt động này sẽ tạo nên một vị thế mới trong tương lai cho thị trường Việt Nam.

Kết luận

Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của thời đại, ta có thể thấy trên mọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của công nghệ. Thị trường tài chính không ngừng phát triển theo xu hướng của thời đại, mô hình P2P lending là minh chứng cho sự phát triển của thị trường.

So với mô hình cho vay truyền thống thì P2P lending đã tạo cho bản thân một vị trí hoàn toàn mới, nâng cao lợi ích từ hoạt động cho vay. Và sự góp mặt của P2P Lending trong thị trường tài chính càng trở nên phổ biến trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng.

Ngọc Thạch ([email protected])

Trích dẫn

(1): Naok Nemoto, David J.Storey & Bihong Huang, 2019. OPTIMAL REGULATION OF P2P LENDING FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES, 1-3.https://www.adb.org/sites/default/files/publication/478611/adbi-wp912.pdf

(2): Thực trạng thị trường Việt Nam với sự góp mặt của các công ty P2P Lending có nguồn gốc từ Trung Quốc https://cafef.vn/cong-ty-trung-quoc-dang-hot-vang-thi-truong-p2p-lending-viet-nam-2019091010210964.chn

Digital Challenger Bank – mô hình thành công và triển vọng tại Việt Nam

Báo cáo mới đây của Boston Consulting Group (BCG) cho thấy bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á – Thái Bình Dương và chỉ ra các yếu tố khiến Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là “miền đất hứa” cho các ngân hàng số muốn tăng trưởng cao. Còn tại thị trường Việt Nam thì sao?

Digital Challenger Bank là gì?

 
Digital Challenger Banks, tạm dịch là “Ngân hàng số – Kẻ thách thức” đây là sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng và các sáng kiến kỹ thuật số đã làm xuất hiện thêm nhiều định chế tài chính mới với tên gọi ngân hàng nhưng điều kiện thành lập, nội dung hoạt động không giống với các ngân hàng truyền thống.

Mô hình chung của các ngân hàng này là không thành lập các chi nhánh mà hoạt động dựa trên thiết bị di động; tập trung vào trải nghiệm của khách hàng; cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, tức thì, đơn giản, dễ sử dụng; đặc biệt là ứng dụng sự phát triển của công nghệ, hạ tầng đám mây, API, phân tích nâng cao và quy trình kiểm chứng dữ liệu.

Ngân hàng thách thức kỹ thuật số không bao gồm các ngân hàng truyền thống và hoạt động ngân hàng số của các ngân hàng truyền thống.

Nhóm các ngân hàng thách thức số là nhóm đã được cấp phép cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng ở các quốc gia phát triển, hoạt động dưới hình thức: doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech và tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với các tập đoàn lớn.

Ngân hàng thách thức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thông qua điện thoại thông minh, ví dụ như: Revolut (Anh), WeBank (Trung Quốc), Tonik (Phillipines)…

Còn Digital Banking là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì bạn có thể làm ở các chi nhánh ngân hàng bình thường, giờ đây đã được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất.

Mô hình ngân hàng thách thức kỹ thuật số – cơ hội phát triển tại Đông Nam Á

Trong một báo cáo mới, BCG đã nghiên cứu bức tranh toàn cảnh mảng ngân hàng số ở Châu Á Thái Bình Dương và chia sẻ lý do vì sao Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ là hai “chiến trường” tiếp theo cho các ngân hàng mong muốn tìm kiếm tốc độ tăng trưởng cao

Tính đến năm 2021, đã có đến 249 ngân hàng số đang hoạt động nhưng chỉ có 13 ngân hàng đạt đến điểm hoà vốn và 10 trong số này nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tiêu biểu là Trung Quốc.

Hệ sinh thái của 10 ngân hàng mô hình mới có lãi tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Trong số 50 ngân hàng số theo mô hình bán lẻ thách thức (challenger bank) đang hoạt động tại châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 10 trong số này có lãi. Điều đó cho thấy chỉ 5% ngân hàng số trên thế giới có lợi nhuận, phần lớn đến từ châu Á.

Ngân hàng số nào thành công nhất ở Châu Á Thái Bình Dương

Nhóm 10 ngân hàng này gồm có:

  • 4 đại diện từ Trung Quốc: WeBank, MYbank, Aibank và XW Bank;
  • 4 đại diện từ Nhật Bản: Rakuten Bank, Sony Bank, Jibun Bank và PayPay Bank;
  • 1 đại diện Ấn Độ: Paytm;
  • 1 đại diện Hàn Quốc: KakaoBank.

WeBank và Ai Bank là những ngân hàng số có lượng người dùng cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến năm 2020, tổng số người dùng của hai ngân hàng này là 2,2 tỷ người. Tổng cộng, nhóm ngân hàng kỹ thuật số có lợi nhuận của Trung Quốc cung cấp dịch vụ cho khoảng 3 tỷ người dùng.

Tại Nhật Bản, Rakuten Bank là ngân hàng số lớn nhất với 100 triệu người dùng ở thời điểm năm 2020.

50 ngân hàng theo mô hình bán lẻ mới trên kênh số tại Châu Á- TBD
(Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

BCG cho biết hiện chưa có ngân hàng số nào có thị phần trên 2% về quy mô huy động hoặc dư nợ của nhóm khách hàng mục tiêu, dù đó là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

WeBank Ngân hàng số hàng đầu thế giới nhờ vào Fintech

WeBank là một ngân hàng kỹ thuật số hoạt động trên hình thức ‘Open Banking” đây là hoạt động các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp quyền cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính – bên thứ ba quyền truy cập các dữ liệu vào ngân hàng tiêu dùng, giao dịch và dữ liệu tài chính khác để phát triển các ứng dụng và dịch vụ tài chính phù hợp với khách hàng của họ.

WeBank đã duy trì sự tập trung rõ ràng vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Sản phẩm cho vay đầu tiên của WeBank có tên Weilidai – khoản vay tiêu dùng không có bảo đảm được cung cấp qua ví của WeChat và QQ đã trở thành một trong những hình thức tài trợ dễ tiếp cận nhất cho thị trường đại chúng của Trung Quốc.

Hệ sinh thái Tencent của Wechat (Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Khách hàng vay vốn là SME của WeBank là tất cả các công ty tư nhân quy mô nhỏ, với trung bình 10 nhân viên. Đối với 66% phần trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, đây là lần đầu tiên họ nhận được khoản vay từ một tổ chức tài chính, với quy mô khoản vay trung bình lên tới 30.000USD.

Thành công đến từ Fintech của Webank

Sự thành công của Webank phải kể đến việc WeBank áp dụng các khả năng của fintech trong các lĩnh vực ABCD (AI, Blockchain, Cloud Computing và Big Data) làm trọng tâm chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và ứng dụng liên quan của họ trong lĩnh vực tài chính.

Họ cung cấp cho đối tác các cách tiếp cận hiệu quả và chi phí thấp hơn để giải quyết các vấn đề về fintech trong doanh nghiệp, cụ thể:

  • Về mặt AI: 98% tổng số câu hỏi của khách hàng trong nước được xử lý bởi chatbot của WeBank; hơn nữa, giải pháp nhận dạng khuôn mặt eKYC của WeBank đã đáp ứng hơn 640 triệu yêu cầu xác minh danh tính. Bên cạnh đó, Webank còn  xây dựng một loạt các ứng dụng AI tiên tiến để mở rộng quy mô tài chính và hệ sinh thái tài chính dựa trên công nghệ. Một trong số đó là Federated AI Technology Enabler (FATE), nền tảng học tập liên hiệp cấp công nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được mở bởi WeBank. FATE giúp các doanh nghiệp và tổ chức xây dựng các mô hình AI hiệu quả và hợp tác, bằng cách sử dụng dữ liệu phù hợp với bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, bảo mật dữ liệu, bảo mật dữ liệu và các quy định của chính phủ. Cho đến nay, nó đã được áp dụng trong tín dụng, bảo hiểm, giám sát và bán lẻ.
  • Đối với Blockchain: WeBank đã khởi xướng Hiệp hội Blockchain tài chính số 1 (FISCO) của Trung Quốc và sử dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực tài chính, chuỗi cung ứng, pháp lý, dịch vụ công cộng,…. WeBank cũng là ngân hàng đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ các hệ thống ngân hàng cốt lõi của mình trên đám mây riêng. Họ đã xây dựng một hệ thống ngân hàng lõi phân tán được thiết kế nội bộ 100% với các tài sản trí tuệ tự sở hữu, có khả năng xử lý các giao dịch tần suất cao, khối lượng lớn. Nền tảng dữ liệu lớn của WeBank chứa hơn 15 petabyte dữ liệu, với hơn 300.000 công việc hàng loạt được xử lý hàng ngày.
  • Về điện toán đám mây: WeBank đã áp dụng và phát minh lại nhiều công nghệ dựa trên đám mây bao gồm Fintech Sandbox và WeCube. WeBank FinTech Sandbox là một phòng thí nghiệm đổi mới ảo được thiết kế cho các nhà phát triển cá nhân, cũng như công nghệ và các đối tác kinh doanh. Nó cung cấp một nền tảng thử nghiệm để xây dựng, trình diễn, chia sẻ, tăng cường và thử nghiệm các công nghệ tài chính tiên tiến, triển khai tham chiếu cũng như các ứng dụng và giải pháp kinh doanh khác.
  • Trong lĩnh vực dữ liệu lớn: WeBank trích dẫn bản chất của các công nghệ dữ liệu cấp tài chính và WeDataSphere được thiết kế. Nó là một nền tảng với tính toán cấp độ tài chính, lưu trữ và trao đổi dữ liệu và khả năng học máy được phát triển dựa trên các thành phần nguồn mở khác nhau như Hadoop, spark, HBase, KubeFlow và FFDL. Những cải tiến to lớn và những nỗ lực củng cố đã được WeBank đưa ra trên các thành phần nguồn mở để giải quyết các vấn đề ứng dụng tài chính liên quan đến bảo mật, hiệu suất, tính sẵn sàng cao và truy xuất nguồn gốc.

Việt Nam thị trường đầy tiềm năng trong phát triển ngân hàng số

Tại Việt Nam, báo cáo của BCG có thống kê doanh thu của ngành ngân hàng có thể đạt 27 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13% kể từ năm 2019, là khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Việt Nam hiện có hơn 97,4 triệu dân, cơ cấu dân số ngày càng trẻ nên tỷ lệ tiếp cận với công nghệ và Internet rất cao, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhanh.

Những ngân hàng chuyển đổi số tại Việt Nam (Nguồn:BCG, Việt hoá: Ngọc Phương)

Dưới tác động của COVID-19, dịch vụ giao hàng tận nhà có cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng dịch vụ này. Hơn 80% đã sử dụng dịch vụ giao tận nhà lần đầu tiên vì COVID-19. Nhiều thói quen mới đã được hình thành sau đại dịch, trong đó nổi bật là mua sắm trực tuyến và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt cho thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam người dùng đón nhận các dịch vụ ngân hàng số ngày càng tích cực hơn.

Ngọc Phương ([email protected])

Trích nguồn:

WeBank Co Ltd

Emerging Challengers and Incumbent Operators Battle for Asia Pacific’s Digital Banking Opportunity: https://www.bcg.com/emerging-challengers-and-incumbent-operators-battle-for-asia-pacifics-digital-banking-opportunity

Bí mật của may mắn mà Doanh nhân cần biết

Micro Fund - Bi Mat May Man

Trong cuộc sống và trong kinh doanh, chúng ta luôn mong chờ gặp nhiều may mắn. Cũng có nhiều trường hợp, may mắn đến liên tục với một vài người, nhưng lại chưa hề mỉm cười với nhiều người khác.

Tác giả cuốn sách Bí mật của may mắn, là Alex Rovira và Fernando Trias de Bes, đã chia sẻ 12 bí mật của may mắn. Những giá trị đúc kết đã giúp cho cuốn sách lọt vào Best Seller và được tái bản liên tục năm này qua năm khác.

Cuốn sách này cũng đã có nhiều ảnh hưởng trong việc xây dựng các Giá trị cốt lõi của MicroFund, và chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới tác giả,

#bimatcuamayman

Trích: Bí mật của may mắn (Alex Rovira & Fernando Trias de Bes)