Archives 2023

Khả năng thanh toán hiện hành

Tỷ lệ này cho các nhà đầu tư và nhà phân tích biết làm thế nào một công ty có thể tối đa hóa Tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán để đáp ứng giữa các khoản nợ hiện tại và những khoản phải trả khác.

Khả năng thanh toán hiện hành – Bộ chỉ số xét duyệt vay tín chấp doanh nghiệp

Khái niệm

Khả năng thanh toán hiện hành phù hợp với mức trung bình ngành hoặc cao hơn một chút thường được coi là chấp nhận được. Khả năng thanh toán hiện hành thấp hơn mức trung bình ngành có thể cho thấy rủi ro khó khăn hoặc vỡ nợ cao hơn. Tương tự vậy, nếu một công ty có tỷ lệ thanh toán hiện hành rất cao hơn so với trung bình ngành, điều này cho thấy rằng công ty có thể đang sử dụng tài sản của mình chưa hiệu quả.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành hay còn gọi là hiện tại bởi vì, không giống như một số tỷ lệ thanh khoản khác, nó là kết hợp tất cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành đôi còn được gọi là tỷ lệ vốn lưu động.

Công thức

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Khoản mục tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán bao gồm các chỉ tiêu tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản tài sản ngắn hạn khác dự kiến sẽ được thanh lý hoặc chuyển thành tiền trong vòng chưa đầy một năm.

Nợ ngắn hạn là các khoản phải trả, tiền lương, thuế phải nộp, các khoản nợ ngắn hạn và phần nợ dài hạn đến hạn thanh toán.

Hiểu về hệ số

Khả năng thanh toán hiện hành đo lường khả năng của công ty trong việc thanh toán các khoản nợ hiện tại hoặc ngắn hạn (nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản hiện tại hoặc ngắn hạn của công ty.

Trong nhiều trường hợp, một công ty có tỷ lệ thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1, tức là công ty không có đủ vốn trong tay để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn nếu tất cả chúng đều đến hạn cùng lúc, trong khi tỷ lệ thanh toán hiện hành lớn hơn 1 cho thấy công ty có nguồn tài chính để duy trì khả năng thanh toán trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, khả năng thanh toán ngắn hạn ở bất kỳ thời điểm nào chỉ là một ảnh chụp nhanh – “snapshot”, nó thường không thể hiện đầy đủ tính thanh khoản ngắn hạn hoặc khả năng thanh toán dài hạn của công ty. Vì không phải lúc nào hàng tồn kho cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền để thanh toán khoản nợ đến hạn dù cho hệ số có lớn hơn 1.

Việc sử dụng hệ số này trong đánh giá tín dụng

Hệ số khả năng thanh toán thường xuyên được sử dụng trong việc đánh giá tín dụng tại các Ngân hàng. Đơn giản bởi vì Ngân hàng quan tâm đến năng lực trả nợ của khách hàng vay, đặc biệt là các khoản vay bổ sung vốn lưu động, ngắn hạn (dưới 12 tháng).

Theo Investopia: https://www.investopedia.com/terms/c/currentratio.asp