4 bí quyết giúp doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp thành công và kinh doanh bền vững

Để khởi nghiệp thành công, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Một số mẹo nhỏ dưới đây chắc chắn sẽ là điều cần thiết, tiếp thêm năng lượng cho mỗi doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu. 

1. Tìm hiểu về nhu cầu khách hàng

Tìm hiểu kĩ về thị trường và phân tích nhu cầu khách hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp siêu nhỏ khởi nghiệp thuận lợi.

Hãy bắt đầu tìm hiểu về thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra một sản phẩm kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần phải nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt, giúp doanh nghiệp của bạn có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng hay và độc đáo là chưa đủ, bạn cần phải lắng nghe phản hồi từ khách hàng. Một thời gian thử nghiệm sản phẩm mới là điều cần thiết để hoàn thành trải nghiệm người dùng. 

2. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường

Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần lưu ý.

Sản phẩm là yếu tố kinh doanh chủ chốt của mỗi doanh nghiệp. Hãy xây dựng một quy trình phát triển sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, triển khai sản xuất, giám sát để mang đến thị trường một sản phẩm chất lượng, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sản phẩm càng được cải tiến gần với nhu cầu của khách hàng chính là một trong những điểm quan trọng để bạn có thể chiếm được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Đặc biệt cần lưu ý cho các doanh nghiệp nhỏ giai đoạn khởi nghiệp.

3. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng chính sách nhân sự phù hợp

Nguồn nhân lực và chính sách nhân sự phù hợp là điều kiện cần thiết để phát triển doanh nghiệp.

Một đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, tận tâm với công việc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công ngay từ những bước đi đầu tiên. Để thu hút nhân tài về làm việc, trước tiên, bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công việc khởi nghiệp đó và lan tỏa đam mê ra mọi người xung quanh. Doanh nghiệp phải chứng tỏ dự án đang thực hiện hội đủ tất cả yếu tố để thành công trong tương lai. Khi có những thay đổi về sản phẩm hoặc yếu tố khác, chủ doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để thuyết phục mọi người tiếp tục đồng hành với mình.

Ngoài ra, những yếu tố lương, thưởng cũng là động lực giúp họ quyết định đồng hành cùng với bạn lâu dài trong tương lai. 

4. Chuẩn bị nguồn vốn và có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý

Chuẩn bị nguồn vốn và xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền và ổn định kinh doanh.

Nguồn vốn cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp của bạn, nhất là với những doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong thời gian đầu mới thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ thường bứt phá với các ý tưởng và tầm nhìn vượt trội. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường không đột phá vì thiếu vốn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay. Nguyên nhân có thể đến từ việc quản lý không hiệu quả dẫn đến việc không tận dụng hết được nguồn vốn vay. Trong bối cảnh đó, không ít doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng nợ chồng chất hoặc phá sản.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có cách giải quyết của nó. Hiện nay với sự hỗ trợ của MICRO FUND, doanh nghiệp nhỏ có thể vay vốn dễ dàng với các hồ sơ, thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng. MICRO FUND cung cấp cho phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ nhiều sản phẩm/ dịch vụ bổ trợ để giúp doanh nghiệp nhỏ hoạt động bền vững hơn. 

Tìm hiểu thêm về MICRO FUND và sản phẩm/ dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ tại đây.

Vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ online?

vay tin chap doanh nghiep

Vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ là sản phẩm ít phổ biến tại Việt Nam, còn đối với việc thực hiện sản phẩm này hoàn toàn online thì gần như chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam triển khai được.

vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ

Với sự ảnh hưởng của COVID-19, nhiều doanh nghiệp kích hoạt chương trình làm việc tại nhà (WFH – Work from home).

Một mặt, sự thay đổi tạo ra nhiều thách thức so với cách thức quản lý truyền thống, nhưng lại mở ra cơ hội chưa từng có để chuyển đổi quy trình cung ứng và sử dụng sản phẩm dịch vụ từ off-line lên online.

Đối với ngành dịch vụ tài chính: ngân hàng và Fintech

Dịch vụ tài chính ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong ứng dụng công nghệ, đã rất thành công trong số hoá quy trình thanh toán, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong số hoá quy trình tín dụng, đặc biệt là quy trình thẩm định tín dụng Doanh nghiệp, và khó hơn nữa khi khoản vay là tín chấp.

Về phía ngân hàng, để khách hàng đăng ký vay online rất dễ, chỉ cần khai báo thông tin, upload hồ sơ, nhưng cuối cùng vẫn phải chuyển qua off-line gặp gỡ khách hàng, đối chiếu hồ sơ bản chính và thẩm định thực tế. Quy trình cần 1 hoặc thậm chí 2 nhân sự ngân hàng tham gia, với thời gian giải quyết hồ sơ từ 1 – 2 tuần.

Mô hình này rất ổn cho các khoản vay từ 1 – 3 tỷ, nhưng chưa hiệu quả về mặt chi phí khi áp dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ vay chỉ vài trăm triệu đồng. Giả định doanh nghiệp nhỏ vay tín chấp là nhiều, với dung lượng thị trường đủ hấp dẫn, thì việc thiết kế quy trình riêng cho phân khúc này là hợp lý.

Chúng tôi ước tính thị trường vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ có thể lên tới 30 tỷ USD (lớn hơn tổng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Agribank). Nhu cầu của các món vay “nhỏ lẻ” này không thể tiếp cận các kênh nhận vốn khác như thị trường chứng khoán hay trái phiếu (kể cả trường hợp phát hành trái phiếu đơn lẻ).

Cho vay tín chấp doanh nghiệp: cần quy trình tinh gọn để có thể chuyển dịch lên online

Quy trình thẩm định tín dụng vẫn luôn là việc khó khăn nhất

Việc thẩm định Doanh nghiệp có thể làm gần như online toàn bộ, từ xác minh danh tính (qua hoá đơn điện nước, selfie, chia sẻ location,…) hay sử dụng luôn dịch vụ eKYC do nhiều đối tác thực hiện, cho đến đánh giá hồ sơ pháp lý qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế.

Đối với dữ liệu tài chính, có thể dựa trên Báo cáo tài chính nộp thuế xuất từ iTaxViewer có chữ ký điện tử, sao kê tài khoản ngân hàng; và công cụ mạnh mẽ của ngành Ngân hàng là Báo cáo tín dụng do Trung tâm tín dụng Quốc gia – Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp.

Tuy nhiên, kể cả khi các thông tin được khách hàng nộp online và đã được đối chiếu và xác thực online, thì việc ra quyết định cho vay cũng cần dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng khoản vay hay xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Các mô hình này cần xây dựng dựa trên các dữ liệu thu thập được và giảm thiểu hoặc loại bỏ các ý kiến chủ quan của chuyên gia phê duyệt.

Ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân

Sau khi cấp hạn mức vay vốn, việc ký hợp đồng có thể thực hiện online bằng chữ ký điện tử, và giải ngân chuyển khoản dựa trên lịch sử giao dịch với các nhà cung cấp thường xuyên trên sao kê của khách hàng.

Trong quy trình đã tương đối chặt chẽ này, rất nhiều điểm tiếp xúc có thể khởi đầu cho việc bán chéo sản phẩm như chi lương, mở thẻ, mua bán ngoại tệ, phát hành bảo lãnh,… và các bên tham gia hoàn toàn tiết kiệm được các cuộc gặp gỡ không cần thiết.

Vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ online: những giá trị nhận được

Một khi Tổ chức tín dụng đã chuyển đổi số thành công quy trình vay tín chấp doanh nghiệp, thì giá trị nhìn thấy rõ rệt. Chi phí vận hành bao gồm tiếp cận, thu thập hồ sơ, tái thẩm định và ký kết hợp đồng ngay lập tức giảm xuống từ 50% – 70%, tương tự như lợi thế chi phí khi mua hàng online. Quan trọng hơn hết là trải nghiệm khách hàng về một ngân hàng hiện đại, xoá bỏ đi hình ảnh khó khăn, phức tạp, thiếu minh bạch.

Về phía khách hàng, chi phí tiếp cận một khoản vay cũng sẽ giảm nhờ quy trình hoàn toàn online, đồng thời nhận được lãi suất thấp hơn do Ngân hàng chia sẻ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là khi khách hàng trải nghiệm quy trình và có niềm tin thì thói quen sử dụng dịch vụ tín dụng từ off-line sang online là khó đảo ngược.

Nhìn về thành công của các Ngân hàng “theo sau” với chính sách linh hoạt: cấp thẻ tín dụng cho các khách hàng đã có thẻ tín dụng tại Citibank, HSBC,… và các NEO Bank đi đầu trong khu vực, chúng ta có thể tin tưởng rằng Cho vay tín chấp doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn online có thể sớm được triển khai đầu tiên từ các Ngân hàng Việt.

MicroFund