Archives December 2022

Doanh nghiệp do Phụ nữ làm chủ: 9 quan niệm sai lầm phổ biến

Một số quan niệm sai lầm hiện đang ảnh hưởng đến hình ảnh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nhân nữ và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trọng tâm trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính.

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV – SMEs) do phụ nữ làm chủ ngày càng phát triển tại Việt Nam

1. Các doanh nhân nữ ngại rủi ro trong tìm kiếm tài trợ hơn so với các doanh nhân nam

Khoảng một nửa chủ doanh nghiệp nữ và nam cho rằng thời điểm tốt để nộp đơn xin vay vốn là khi họ có một ý tưởng kinh doanh có thể thành công và cần tài trợ vốn. Một phần ba chủ doanh nghiệp nữ và nam muốn nộp đơn xin vay vốn ngân hàng khi họ đã có doanh thu tốt và biết rằng có cầu về sản phẩm/dịch vụ của họ.

Mặc dù không có sự khác biệt về mức độ chấp nhận rủi ro liên quan đến các khoản vay ngân hàng, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiếp cận rủi ro khác với nam giới do họ tập trung vào các mục tiêu dài hạn và ý thức về rủi ro cao hơn. Nói cách khác, phụ nữ có xu hướng đo lường và phân tích rủi ro tỉ mỉ hơn, thay vì chỉ đơn giản làm theo trực giác của họ.

2. Phụ nữ chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh nhỏ như “công việc tay trái”

Theo số liệu tổng điều tra hơn 181.000 doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2015, doanh thu bình quân của các DNNVV do phụ nữ và nam giới lãnh đạo là rất tương đồng. Các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo có doanh thu bình quân hàng năm là 548.000 USD so với 543.000 USD của các doanh nghiệp nhỏ do nam giới lãnh đạo. Đối với các doanh nghiệp vừa, các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo có doanh thu bình quân là 5,69 triệu USD so với 5,76 triệu USD của các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo.

Nếu lấy doanh thu làm cơ sở đo lường quy mô của doanh nghiệp thì phụ nữ và nam giới sở hữu các doanh nghiệp có quy mô rất tương đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp do phụ nữ và nam giới làm chủ đều có kế hoạch kinh doanh rất giống nhau cho hai năm tới, tập trung vào gia tăng sản xuất (78% phụ nữ so với 77% nam giới) và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới (12% phụ nữ và 10% nam giới).

3. Phụ nữ có con không có thời gian để lãnh đạo doanh nghiệp

Trên 90% phụ nữ tham gia khảo sát đã kết hôn hoặc đã từng kết hôn trước đây. Mặc dù trách nhiệm gia đình là quan trọng và được xem là một thách thức đối với một số chủ doanh nghiệp nữ, phần lớn chủ doanh nghiệp nữ được phỏng vấn đều có thể cân đối được trách nhiệm với doanh nghiệp và gia đình bằng cách chủ yếu dựa vào hỗ trợ của gia đình và bên ngoài. Hạn chế về thời gian và trách nhiệm gia đình là các thách thức được các doanh nhân nữ đề cập đến ít nhất.

Ngày càng có nhiều phụ nữ khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp khi còn độc thân và tạo dựng một đội ngũ mà họ có thể dựa vào sau này – trong khảo sát này, các nữ chủ doanh nghiệp nhỏ có bình quân 30 lao động. Ngoài ra, bằng chứng8 cho thấy việc làm mẹ đem lại một số lợi ích cho các chủ doanh nghiệp như gia tăng khả năng làm việc dưới áp lực, đàm phán hiệu quả hơn (bởi vì động lực lớn hơn) và bền bỉ hơn trước những thăng trầm.

4. Phụ nữ có những ưu tiên khác và ít có khả năng trả nợ hơn so với nam giới

Một nhận thức khác về các doanh nhân nữ là khi họ có gia đình riêng, họ có quá nhiều ưu tiên khác mà họ có thể đặt lên trên việc hoàn trả các khoản vay kinh doanh. Các phát hiện từ khảo sát cho thấy điều này là không đúng, với các ngân hàng báo cáo tỷ lệ nợ xấu của các chủ doanh nghiệp nữ thấp hơn (một ngân hàng báo cáo tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV do phụ nữ làm chủ là 0,95% so với tỷ lệ 2,17% của các DNNVV do nam giới làm chủ) và phụ nữ thường là những khách hàng vay vốn cẩn trọng hơn so với nam giới.

5. Phụ nữ chỉ làm việc trong các doanh nghiệp gia đình và phần lớn do nam giới làm chủ

Một nhận thức phổ biến tại Việt Nam là phụ nữ phần lớn làm việc trong các doanh nghiệp gia đình và rằng mặc dù phụ nữ có thể quản lý một doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đó thường do nam giới làm chủ. Trong khảo sát này, trong số 322 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, chỉ có 8% là được sở hữu bởi hoặc cùng với một thành viên gia đình của quản lý cấp cao nhất, và chỉ có 3% là do nam giới sở hữu đa số.

6. Phụ nữ cần được đào tạo về tài chính nhiều hơn so với nam giới

Một quan niệm sai lầm phổ biến là phụ nữ có kỹ năng quản lý tài chính kém hơn và cần đào tạo bổ sung về tài chính. Đây là một quan điểm chung của các nhân viên ngân hàng và thậm chí là của một số doanh nhân nữ.

Tuy nhiên, khảo sát này cho thấy cả phụ nữ và nam giới đều tin tưởng rằng họ cần mức hỗ trợ quản lý tài chính như nhau, và vấn đề liên quan nhiều hơn đến việc phụ nữ không thích sự kéo dài và tính phức tạp của các mẫu biểu và quy trình xin vay vốn ngân hàng.

Điều này phù hợp với kinh nghiệm quốc tế rằng nhìn chung phụ nữ ít hài lòng với các ngân hàng và cố vấn tài chính của họ hơn so với nam giới, và có mức độ tự tin thấp hơn và nghi ngờ nhiều hơn về độ nhạy bén tài chính và khả năng diễn giải các thuật ngữ tài chính của chính họ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng yêu cầu nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định và muốn đảm bảo rằng họ hiểu mọi vấn đề, trong khi đó, nam giới thường ra quyết định với ít thông tin hơn. Điều này khiến phụ nữ có vẻ ít hiểu biết hơn đối với các nhân viên ngân hàng mà họ đang giao dịch và trong nhận thức của chính họ.

Một báo cáo của Wells Fargo công bố vào tháng 7 năm 2017 cho thấy nhìn chung phụ nữ cảm thấy ít tự tin về khả năng đầu tư của họ hơn so với nam giới, mặc dù phụ nữ thường có nhiều kinh nghiệm tài chính hơn là bản thân họ tự đánh giá.

Trong trường hợp của Việt Nam, vấn đề này sẽ dễ dàng được giải quyết vì sự khác biệt về giới trong giáo dục là rất nhỏ ở tất cả các cấp (hơn 75% nữ doanh nhân được phỏng vấn trong mẫu của chúng tôi có bằng đại học) và đặc biệt vì phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực tài chính. Theo một thành viên được phỏng vấn, “Giám đốc Tài chính (CFO) là công việc của phụ nữ tại Việt Nam.”

7. Doanh nhân nữ không có thời gian cho học hỏi và xây dựng mạng lưới

Phụ nữ mong muốn tăng cường kỹ năng kinh doanh và sẵn sàng sắp xếp thời gian cho việc này. Họ có xu hướng tìm kiếm lời khuyên từ những người phụ nữ mà họ không có quan hệ họ hàng. Phụ nữ quan tâm đến các chương trình xây dựng năng lực thực tiễn để cải thiện kỹ năng kinh doanh (xây dựng thương hiệu, tiếp thị và hơn hết là quản lý nhân viên) và sẵn sàng chi trả 130 USD một tháng cho các khóa đào tạo có chất lượng cao. Một số mạng lưới và nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hiện đang hoạt động và phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đang hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh. Mặc dù Việt Nam tự hào có truyền thống lâu đời về việc phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh so với nhiều nền kinh tế tương tự, tuy nhiên lại có ít sự khác biệt giữa địa vị pháp lý của nam giới và phụ nữ. Hãy từ bỏ những quan niệm sai lầm trên, để đưa vị trí của Nữ doanh nhân về đúng giá trị và tầm vóc xứng đáng.

Theo báo cáo của IFC (Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng)

IFC (Institute Finance Corporation): là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank), tạo ra cơ hội cho người dân thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống. Chúng tôi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở các quốc gia đang phát triển bằng cách hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, huy động vốn tư nhân và cung cấp các dịch vụ tư vấn và giảm nhẹ rủi ro cho các doanh nghiệp và chính phủ.

Giải pháp nâng cao sức khỏe và hiệu quả làm việc của nhân viên dành cho doanh nghiệp SMEs

Ngày nay, các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp SMEs nào cũng có đủ nguồn lực và nhân lực để xây dựng một chương trình phúc lợi hoàn thiện, tổng thể. Cùng MicroFund điểm qua một vài giải pháp hiệu quả, ít tốn chi phí và dễ dàng áp dụng sau đây!

1. Tạo ra một văn hóa làm việc tích cực

Ngày nay, nhân viên đi làm, cống hiến cho công việc không phải chỉ vì tiền lương. Đặc biệt, đối với những người thuộc thế hệ millennials (sinh ra trong khoảng 1980 đến đầu những năm 2000) vốn coi trọng sự phát triển cá nhân thì ngoài sức khỏe, họ cũng quan tâm đến cơ hội thăng tiến trong công việc và văn hóa công ty.

Giáo sư James L.Heskett trong cuốn sách How to Shape the Unseen Force that Transforms Performance (Tạm dịch: Làm thế nào để định hình lực lượng vô hình làm thay đổi hiệu suất) cho rằng, việc tạo ra băn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể giúp công ty tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh lâu dài. Không chỉ vậy, theo James L. Heskett, một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả có thể chiếm đến 20-30% hiệu suất so với các đối thủ không tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.  

Vì vậy, việc tạo dựng một văn hóa tích cực tại nơi làm việc là điều mà doanh nghiệp SMEs nào cũng cần chú ý.

2. Tạo ra một nơi nghỉ ngơi trong văn phòng

Một trong những sáng kiến trực tiếp nhất để cải thiện sức khỏe là thực hiện một không gian để các nhân viên có thể nghỉ ngơi. Các doanh nghiệp SMEs hoàn toàn có thể cân nhắc sắp xếp một chỗ nghỉ ngơi, thư giãn ngay trong văn phòng, không gian này không cần quá rộng lớn, chỉ cần đủ thoải mái để nhân viên có thể giảm stress, nạp lại năng lượng.

Pantry văn phòng là gì? Đặc điểm và lợi ích của phòng Pantry
Một góc nghỉ ngơi, thư giãn trong văn phòng có thể nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

3. Làm “xanh” văn phòng

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu được làm việc trong một môi trường có ánh sáng tự nhiên và cây xanh có thể làm mọi người trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Hơn thế nữa, một văn phòng xanh có thể giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Theo nghiên cứu “The Impact of Green Buildings on Cognitive Function” từ Havard, điểm hiệu suất nhận thức của nhân viên ở những tòa nhà “xanh” và có hệ thống thông gió tăng cường sẽ cao hơn 101% so với ở những môi trường tòa nhà thông thường. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp SMEs nên cân nhắc và đảm bảo rằng có đủ cây xanh xung quanh văn phòng..

Trang trí cây xanh văn phòng mang lại lợi ích gì? | Beegreen
Văn phòng xanh có thể giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

4. Khuyến khích nhân viên đi bộ

Đi bộ là một trong những hoạt động cải thiện sức khỏe hiệu quả nhất. Theo một nghiên cứu từ đại học Standford, hoạt động đi bộ cũng có thể giúp tăng sản lượng sáng tạo trung bình 60%.

Vì vậy, các chủ doanh nghiệp SMEs hãy khuyến khích nhân viên của bạn vận động bằng một thử thách đi bộ thông qua những phần thưởng nho nhỏ. Đây là một hoạt động thiết thực, ít chi phí, giúp cải thiện sức khỏe và gắn kết tinh thần đội nhóm trong công ty.

Doanh nghiệp SME cần chuẩn bị gì để chuyển đổi số thành công?

Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ sống sót đến bứt phá cũng như thêm cơ hội bước ra khỏi sức ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vậy các doanh nghiệp SME cần trang bị hành trang gì để chuyển đổi số? Cùng MicroFund tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

Chiến lược với định hướng rõ ràng

Mỗi doanh nghiệp đều có một mô hình chuyển đổi số thành công khác nhau. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xác định đâu là vấn đề cốt lõi nhất và xây dựng lộ trình chuyển đổi số đáp ứng đúng thực tiễn. Các nhà lãnh đạo cần áp dụng mô hình SWOT để có cái nhìn tổng quan về tình hình doanh nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng kế hoạch chuyển đổi số phù hợp.

Bên cạnh đó, một chiến lược chuyển đổi số thành công cũng cần mang tính toàn diện. Những thay đổi của từng đơn vị trong bộ máy doanh nghiệp phải phối hợp ăn ý với nhau, đảm bảo quá trình làm việc xuyên suốt, đem lại hiệu quả cao.

Lựa chọn nền tảng công nghệ thích hợp

Nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số là khai thác lợi ích tối đa từ công nghệ để phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tìm hiểu kỹ và nghiêm túc về nền tảng công nghệ muốn hướng đến.

Các chủ doanh nghiệp SME cần chú ý, không phải áp dụng công nghệ càng hiện đại thì càng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhà quản lý nên bàn bạc về vấn đề nhu cầu, chi phí và thời gian giới hạn của tổ chức với bộ phận Công nghệ thông tin, để cùng nhau tìm ra nền tảng công nghệ số phù hợp nhất, giúp rút ngắn thời gian thử nghiệm và giảm thiểu thiệt hại khi mắc sai lầm.

(Đọc thêm về vấn đề kiểm soát chi phí nguồn vốn trong quá trình đầu tư chuyển đổi số tại đây).

Công bố khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam
Doanh nghiệp SMEs cần có chiến lược chuyển đổi số phù hợp.

Giám sát và cải tiến kịp thời

Với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp SME có lợi thế về khả năng giám sát và cải tiến nhanh chóng. Thực hiện giám sát quy trình chuyển đổi cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh. Qua đó xác định những yếu điểm của kế hoạch chuyển đổi số như những công nghệ cần nâng cấp, các khâu chưa sẵn sàng chuyển đổi… Dựa vào các thông tin đó, nhà lãnh đạo phải nhanh chóng đề ra phương hướng giải quyết kịp thời nhằm tối thiểu hóa rủi ro.

Có thể thấy, để quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp diễn ra thành công, các giai đoạn không thể quyết định dựa trên suy luận chủ quan. Người quản lý phải căn cứ vào các báo cáo số liệu thực tế, cũng như kết quả của giai đoạn thử nghiệm để đưa ra những điều chỉnh tối ưu nhất. Việc giám sát, chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ là hành trang tuyệt vời cho các doanh nghiệp SMEs có bước nhảy chuyển đổi số diễn ra thành công.

Đánh giá trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là gốc rễ để thành công trong kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Gartner Group, chỉ với 20% khách hàng trung thành có thể mang đến 80% doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cứ 1 khách hàng bỏ đi thì doanh nghiệp tổn thất khoảng $243 (tương đương 5,6 triệu đồng). Chính vì thế, nguyên tắc đầu tiên cần ghi nhớ trong chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs là lấy khách hàng làm tâm điểm.

Chuyển đổi số là nền tảng tạo nên trải nghiệm đột phá cho khách hàng bởi sự đơn giản, thuận tiện trong quá trình giao dịch mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao. Giờ đây bất cứ doanh nghiệp SME nào cũng cần sử dụng chiến lược tương tác, tiếp thị thông qua internet bằng các công cụ như email, facebook, tiktok,…. nhằm tạo lập giao tiếp 2 chiều với khách hàng, thu thập dữ liệu người dùng trên diện rộng. Doanh nghiệp có thể dựa vào các dữ liệu này để phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng, dự báo các xu hướng mới và tạo ra các trải nghiệm đón đầu xu thế.

Kết luận

Có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, nó là một giải pháp, là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần sớm vạch ra một kế hoạch chuyển đổi số đường dài để tập trung phát triển bền vững, tăng tính cạnh tranh và tận dụng tối ưu cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường.

Liên hệ MicroFund ngay để được tư vấn thêm về vấn đề này và các giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những hạn chế thường gặp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xây dựng doanh nghiệp đã khó nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hiệu quả còn khó khăn hơn nữa. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế và ít kinh nghiệm trong quản lý thì đây là cả một thách thức lớn. Hãy cùng MicroFund tìm hiểu ngay những hạn chế của các doanh nghiệp SME và tìm ra hướng giải quyết thông qua bài viết sau.

1. Thiết lập ngân sách

Thiết lập ngân sách có vai trò quan trọng đối với kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Tuy vậy, thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) thất bại trong việc thiết lập và tận dụng triệt để yếu tố này.

  • Để hoạch định ngân sách, giúp tăng trưởng kinh doanh tốt, các doanh nghiệp SME có thể tham khảo các gợi ý sau:
  • Đánh giá các báo cáo dòng tiền, lợi nhuận và bảng cân đối kế toán năm tài chính trước.
  • Chú ý đến chi phí vận hành, chi phí trực tiếp, biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế.
  • Điều chỉnh/ tính toán giá gốc và chi phí để đánh giá xu hướng hiện tại.
  • Đưa ra bảng dự báo doanh số thực tế dựa trên các dòng sản phẩm và mùa vụ.
  • Dựa trên các kì thanh toán cho bên mua và nhà cung cấp, dự đoán dòng tiền và tình hình tiền mặt mỗi cuối tháng.
  • Xác định các khoản thiếu hụt tài chính.

Đối với các khoản ngân sách bị thiếu hụt, doanh nghiệp có thể tìm đến các ngân hàng và tổ chức tín dụng để được hỗ trợ nguồn vốn (xem thêm Bí quyết vay vốn thành công dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây).

Văn hóa làm việc của các công ty nước ngoài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ SME thường gặp nhiều khó khăn trong quán trình quản lý và vận hành.

2. Dự báo doanh số bán hàng và dòng tiền

Với bảng dự báo doanh số sát với thực tế, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa mức tồn kho và dòng tiền vào mỗi kỳ. Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi soạn thảo bảng dự báo, chẳng hạn như mức tăng trưởng kinh tế, nhu cầu, cạnh tranh, mùa vụ và kỳ vọng về tỉ trọng quy mô thị trường mà bạn nhắm đến. Doanh nghiệp SME cũng nên dựa vào kinh nghiệm và thực tế trước đây để ước lượng. Có được mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp có thể triển khai các nguồn lực như nhân lực bán hàng và chi phí tiếp thị một cách hợp lý để hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến dòng tiền. Dòng tiền dương ổn định sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của môt tài sản (được gọi là thanh khoản) và giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới hay đầu tư vốn để gia tăng lợi nhuận.

3. Công nghệ

Công nghệ cũng chính là một vấn đề nan giải với các doanh nghiệp SME. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quan điểm sai lầm phổ biến: công nghệ khá tốn kém và chỉ dành cho những công ty có quy mô nhất định.

Doanh nghiệp cần hiểu được điểm yếu thực sự của mình và lựa chọn giải pháp phù hơp với quy mô kinh doanh. Sẽ tốt hơn nếu có sự tư vấn của các công ty cung cấp dịch vụ tài chính về giải pháp toàn diện/có chọn lọc (ví dụ: hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hệ thống quản trị quan hệ khách hàng hay hệ thống điểm bán hàng – POS) để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.

4. Nhân sự

Thu hút và giữ chân nhân tài luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp SME. Các chủ doanh nghiệp hãy dành thời gian để xem xét kế hoạch nghề nghiệp cho từng vị trí trong công ty và vạch ra một chương trình đào tạo phù hợp để phát triển nhân tài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hoạt động với nguồn nhân lực rất hạn chế. Vì thế, tiến hành đào tạo để nhân viên làm việc hiệu quả và tăng hiệu suất trong vai trò tương ứng sẽ nâng cao năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây chính là hướng đi lâu dài mà các doanh nhiệp nhỏ và vừa nên xem xét. (Xem thêm Chiến lược thu hút nhân sự cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây).

Như vậy, tuy có ít nguồn lực và kinh nghiệm, các chủ doanh nghiệp cần nỗ lực tập trung giải quyết các hạn chế của doanh nghiệp SME để đảm bảo quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp.

Cơ hội cho các ngân hàng chiếm lĩnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của SMEs tại Việt Nam sau đại dịch

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là xương sống của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, nơi các doanh nghiệp này đóng góp gần 70% GDP và 80% việc làm trong năm 2020. Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động.

Sau giai đoạn chuyển đổi số vừa qua, SME tại Việt Nam là phân khúc sôi động và sẵn sàng tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để các ngân hàng giành thêm thị phần, đặc biệt trong phân khúc SME còn bỏ ngỏ.

Thực trạng bỏ lỡ của các ngân hàng và cơ hội cạnh tranh trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME

Hiện nay, các ngân hàng thường tập trung vào sản phẩm cho vay thế chấp – là các khoản vay có giá trị lớn và cần có tài sản đảm bảo. Việc yêu cầu thẩm định dựa vào tài sản đảm bảo là không phù hợp với một số doanh nghiệp SME.

Ngoài ra, các ngân hàng tiếp tục thúc đẩy các quy trình và thẩm định tín dụng thương mại truyền thống, vốn phù hợp hơn với doanh nghiệp lớn mà không điều chỉnh cho phù hợp với SME.

Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng chưa có được một quy trình số liền mạch giữa trực tuyến và trực tiếp (O2O) để tiếp nhận và phục vụ khách hàng SME.

Phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME đã đặt ra một thách thức, đó là không có nhiều ngân hàng tại Việt Nam phục vụ hoặc giải quyết đầy đủ các nhu cầu của phân khúc này, vì chi phí vận hành và chi phí rủi ro cao. Đây là thị trường còn “bỏ ngỏ” với nguồn cung hạn chế, và có cơ hội tạo thêm 500 ngàn tỉ đồng dư nợ từ 1-2 triệu khách hàng vay mới, theo phân tích của McKinsey.

Với giá trị tiềm tàng có thể tạo ra, tin chắc rằng, nếu nhanh chóng cân nhắc và đưa ra giải pháp phù hợp, các ngân hàng có thể giành được lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SMEs.

Giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn “hậu” dịch  Covid-19
SME tại Việt Nam đang tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là cơ hội để các ngân hàng giành thị phần trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME.

Ngược lại, đối với các doanh nghiệp SME và MSME, cần chủ động rà soát và khắc phục những yếu kém để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Xem thêm Bí quyết vay vốn thành công dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây)

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có gói tài trợ riêng dành cho SMEs, cấp hạn mức tín chấp dựa trên: năng lực tài chính, phương án kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay thông qua MicroFund –  một nền tảng kết nối Doanh nghiệp nhỏ SMEs vay tín chấp tại các Ngân hàng và Tổ chức uy tín. Đăng ký tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.