Bảo hiểm khoản vay – Có bắt buộc mua khi vay tín chấp hay không?

Bảo hiểm khoản vay – Có bắt buộc mua khi vay tín chấp hay không?

Hiện nay, đối với một số khoản vay tín chấp doanh nghiệp, khách hàng sẽ được tư vấn về sản phẩm bảo hiểm tín dụng, hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay.

Đây là một hình thức giúp doanh nghiệp trả nợ ngân hàng trong trường hợp không còn khả năng thanh toán. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng và tổ chức cho vay, mà còn giúp khách hàng vay vốn tránh được những tổn thất tài chính khi không may xảy ra rủi ro.

Tuy nhiên, một số ngân hàng và tổ chức tín dụng không tư vấn cụ thể khiến khách hàng nghi rằng đây là một chi phí bắt buộc, đồng thời có cái nhìn không thiện cảm về nó.

Vậy, bảo hiểm khoản vay là gì, có bắt buộc hay không và có lợi ích như thế nào?

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm tín dụng hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Đối với hình thức vay tín chấp (không có tài sản thế chấp) mang tính chất rủi ro cao, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó là lý do tại sao bảo hiểm khoản vay ra đời.

2. Vai trò của bảo hiểm khoản vay

2.2.1. Đối với khách hàng

Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được sau khi vay tín chấp, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng, giúp giảm gánh nặng tài chính cho khách hàng. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng để các ngân hàng và tổ chức tín dụng dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng hơn.

Bảo hiểm tín dụng (bảo hiểm khoản vay) mang lại lợi ích cho khách hàng.

2.2.2. Đối với ngân hàng

Trong trường hợp khách hàng không tham gia bảo hiểm tín dụng mà gặp phải các rủi ro không mong muốn dẫn đến mất khả năng trả nợ, thì lúc này ngân hàng sẽ phải tốn không ít thời gian cùng một khoản chi phí để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan trong quá trình thu hồi nợ. Nhưng nếu khách hàng có tham gia bảo hiểm tín dụng thì đối với khoản nợ còn lại sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Vì lẽ đó mà bảo hiểm tín dụng có vai trò như một công cụ hổ trợ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

2.2.3. Đối với công ty bảo hiểm

Nguyên tắc hoạt động của các công ty bảo hiểm là thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và đòi hỏi họ phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra thời điểm xảy ra rủi ro và thời điểm thu phí bảo hiểm luôn có một khoảng cách.

Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quỹ dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Như vậy sản phẩm bảo hiểm tín dụng có vai trò giúp các công ty bảo hiểm thêm được các nguồn thu, thông qua đó bù đắp được các chi phí, hình thành được nguồn quỹ phục vụ cho hoạt động đầu tư, cũng như góp phần tăng thêm lợi nhuận và khả năng tài chính.

3. Các mức phí bảo hiểm khoản vay trên thị trường?

Mức phí thường dao động từ 5-6% tổng số tiền ghi trên hợp đồng vay vốn giữa người đi vay và ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng sẽ trích trực tiếp 5-6% số tiền khách hàng vay vốn để đóng bảo hiểm. Hoặc người vay vẫn nhận đủ số tiền số tiền đăng ký vay nhưng số tiền thực vay sẽ bao gồm cả phí bảo hiểm.

Ví dụ:

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp không yêu cầu bảo hiểm tín dụng số tiền 100 triệu tại ngân hàng thương mại, số tiền nhận được sẽ là 100 triệu theo hợp đồng vay vốn.

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp kèm bảo hiểm, ngân hàng sẽ dùng 5 triệu từ khoản vay này để đóng bảo hiểm. Còn nhà đầu tư sẽ được giải ngân 95 triệu. Hoặc người vay vẫn nhận đủ 100 triệu nhưng số tiền vay được ghi trên hợp đồng tín dụng là 105 triệu đồng.

4. Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?

Theo quy định tại “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” (ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước), vay tín chấp không nhất thiết phải mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc mua bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và cả ngân hàng, tổ chức cho vay, giúp khoản vay được phê duyệt nhanh và dễ dàng hơn. Vì vậy, khách hàng nên xem xét và cân nhắc về việc mua bảo hiểm khoản vay.

Hiện nay, khi vay vốn, một số ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người vay và ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Trên thực tế, bảo hiểm tín dụng không mang tính bắt buộc. Việc có mua bảo hiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và người cho vay trên nguyên tắc tự nguyện.

Hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, phạm vi bảo hiểm, trường hợp đền bù tổn thất toàn bộ hay bộ phận,…

5. Một số lưu ý khi mua bảo hiểm khoản vay

Mặc bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích cho các bên, nhưng khách hàng cũng phải tìm hiểu kĩ để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nội dung cần quan tâm bao gồm:

– Đặc điểm, nội dung của sản phẩm bảo hiểm khoản vay

– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

– Điều kiện tham gia bảo hiểm

– Phí và phương pháp tính phí, cách thức đóng phí

– Các điều khoản loại trừ

6. Gợi ý một số sản phẩm bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, các công ty bảo hiểm đã liên kết với ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp đa dạng sản phẩm bảo hiểm khoản vay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Mỗi sản phẩm có ưu điểm và đặc điểm nổi trội riêng. Cùng MicroFund tham khảo một số sản phẩm nổi bật từ các công ty bảo hiểm uy tín.

Trên đây là toàn bộ khái niệm, nội dung liên quan đến bảo hiểm tín dụng (hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay).

Mọi thắc mắc về vay vốn tín chấp cho doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ MicroFund tại đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *